Tip hay

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Thai nhi cũng có những chỉ số mà các mẹ khi mang thai cần lưu ý để theo dõi sự phát triển của bé, trong đó có chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi.

Khi phụ nữ mang thai cần chú ý đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng để theo dõi tình hình sức khỏe của bé như thế nào. Khi theo dõi thai nhi các mẹ cần chú ý đến những chỉ số nào của bé? Một trong những phần quan trọng đó là chỉ số chiều dài xương đùi để mẹ biết bé đang trong tình trạng như thế nào đấy. Ở bài viết này Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu xem chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì nhé!

1 Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Trong thời kỳ mang thai người mẹ phải thường xuyên theo dõi các chỉ số của thai nhi. Việc theo dõi các chỉ số giúp quan sát được khả năng phát triển của con trong bụng mẹ có khỏe mạnh và bình thường hay không. Điều này cũng giúp cho việc xác định các nguy cơ tiềm ẩn về bệnh lý của thai nhi được tăng cao hơn.

Đối với chiều dài xương đùi thì mật độ phát triển tùy theo từng tuần tuổi của thai kỳ. Trường hợp chỉ số xương đùi của thai nhi có chỉ số bình thường thì mẹ có thể yên tâm nghỉ dưỡng chờ tới ngày sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khi siêu âm phát hiện chỉ số xương đùi của bé ngắn.

Trường hợp xương đùi ngắn làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh Down gấp 2-3 lần. Đây chỉ là nguy cơ làm tăng chứ không phải khẳng định rằng những đứa bé có chỉ số xương đùi ngắn là sẽ bị bệnh Down. Vì khi bé mắc bệnh Down còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như di truyền, tiền sử bệnh tật của mẹ,....

2 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi

Di truyền

Yếu tố di truyềnYếu tố di truyền

Khi mang thai, yếu tố di truyền chiếm khoảng 23% để quyết định đến chiều dài của xương đùi thai nhi. Nên khi mang thai và sinh con người khác thường hay so sánh con giống bố hay giống mẹ là dựa trên đặc điểm di truyền của gia đình, yếu tố gen huyết thống của bố và mẹ.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn thai kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển chiều cao của em bé trong bụng. Nếu mẹ không chú trọng đến việc bổ sung các thực phẩm chứa canxi hoặc ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, tinh bột, đường,... thì sẽ tác động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để cải thiện chỉ số xương đùi của thai nhi theo tuần, mẹ cần phải bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng và thiết yếu cho cơ thể của mẹ và bé như vitamin D, canxi, chất đạm, i-ốt, sắt,…. trong suốt giai đoạn mang thai.

Thói quen và môi trường sống

Môi trường sốngMôi trường sống

Ngoài các yếu tố về di truyền và chế độ dinh dưỡng ra thì thói quen và môi trường sống cũng quyết định phần lớn đối với sự phát triển của trẻ và chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi. Nếu mẹ bầu có thói quen thức khuya, hay uống nước ngọt, rượu bia, cà phê, hút thuốc sẽ là nguyên nhân tác động rất lớn đối với thai nhi trong giai đoạn mang thai.

Môi trường sống cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu sống trong môi trường ô nhiễm khói thuốc, bụi bẩn,... thì chiều cao và cân nặng của em bé khi sinh ra sẽ bị giảm. Nếu mẹ bầu sống trong môi trường trong lành thì chỉ số chiều cao và cân nặng của bé sẽ không bị ảnh hưởng.

Do đó, các mẹ bầu nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn, tránh môi trường khói thuốc và duy trì thói quen lành mạnh, tập thể dục đều đặn và dành cho mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng mạnh khỏe nhé.

3 Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhiBảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Khi đi siêu âm thai, các bác sĩ sẽ sử dụng máy quét siêu âm để đọc các chỉ số quan trọng, cần thiết để theo dõi thai nhi. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 14 trở đi, siêu âm thai mới biết được chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi. Để theo dõi xem chỉ số chiều dài xương đùi của bé có bình thường không thì các mẹ nên tham khảo bảng chiều dài xương đùi dưới đây:

  • Giá trị trung bình: Tuần 14: 14; Tuần 15: 17; Tuần 16: 20; Tuần 17: 23; Tuần 18: 25; Tuần 19: 28; Tuần 20: 31; Tuần 21: 34; Tuần 22: 36; Tuần 23: 39; Tuần 24: 42; Tuần 25: 44; Tuần 26: 47; Tuần 27: 49; Tuần 28: 52; Tuần 29: 54; Tuần 30: 56; Tuần 31: 59; Tuần 32: 61; Tuần 33: 63; Tuần 34: 65; Tuần 35: 67; Tuần 36: 68; Tuần 37: 70; Tuần 38: 71; Tuần 39: 73; Tuần 40: 74.
  • Ngưỡng giới hạn: Tuần 14: 13-15; Tuần 15: 16-19; Tuần 16: 18-22; Tuần 17: 22-26; Tuần 18: 25-29; Tuần 19: 27-33; Tuần 20: 30-36; Tuần 21: 32-28; Tuần 22: 35-41; Tuần 23: 37-45; Tuần 24: 40-48; Tuần 25: 42-50; Tuần 26: 45-53; Tuần 27: 46-56; Tuần 28: 49-59; Tuần 29: 51-61; Tuần 30: 53-63; Tuần 31: 55-65; Tuần 32: 56-68; Tuần 33: 58-70; Tuần 34: 60-72; Tuần 35: 62-74; Tuần 36: 64-76; Tuần 37: 66-79; Tuần 38: 67-81; Tuần 39: 68-72; Tuần 40: 70-84.

Như vậy, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu về chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì rồi nhé! Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung được kiến thức về sức khỏe thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Nguồn: Marrybaby

Từ khóa: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh