Tip hay

Chế độ dinh dưỡng cho F0 đang điều trị tại nhà để khỏi nhanh, giảm biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho F0 đang điều trị tại nhà để khỏi nhanh, giảm biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho F0 đang điều trị tại nhà để khỏi nhanh, giảm biến chứng là gì? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay bạn nhé.

Theo tài liệu “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 tại nhà”, Bộ Y tế khuyên rằng F0 không triệu chứng hay thể nhẹ đang cách ly ở nhà phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế việc thiếu hụt dinh dưỡng. Nhất là đối với bệnh nhân có triệu chứng mất vị giác, khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống,...

Nếu không được cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, bệnh nhân có thể suy dinh dưỡng nặng, dẫn đến bội nhiễm tăng cao, bệnh nặng hơn, thời gian thở máy lâu hơn và chi phí điều trị cũng tăng lên. Do đó, việc có được chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết.

Giờ thì bạn hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho F0 đang điều trị tại nhà để khỏi nhanh, giảm biến chứng ngay nhé.

1 Nguyên tắc dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Theo tài liệu “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 tại nhà”, Bộ Y tế cho biết nguyên tắc dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà để khỏi nhanh, giảm biến chứng:

Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Người bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất một cách cân đốiNgười bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất một cách cân đối

Người bệnh cần có bữa ăn đủ đầy và đáp ứng được các nhóm dưỡng chất một cách cân đối. Nếu được thì hãy đa dạng các nguồn thực phẩm để tăng cường thể trạng, thể chất cho cơ thể.

Ngoài ra, phải bổ sung đủ nước mỗi ngày (tầm 2 lít/ngày) hay nhiều hơn nếu bị sốt, tiêu chảy. Người bệnh cũng không nên tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, lượng đường theo khuyến nghị chỉ <10% tổng năng lượng ăn vào.

Bổ sung thêm bữa phụ

Người bệnh nên bổ sung bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữaNgười bệnh nên bổ sung bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa

Bên cạnh bữa ăn chính, người bệnh nên bổ sung thêm 1 – 2 bữa phụ hằng ngày như sữa và các chế phẩm từ sữa nhé. Nhất là với các trường hợp ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi,... gây ra.

Cung cấp thêm nhóm thực phẩm thiết yếu

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây, nước ép trái cây, rau,...Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây, nước ép trái cây, rau,...

Người bệnh hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá nạc, đậu đỗ, các loại hạt,... để phòng tránh teo cơ cũng như tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, hãy cung cấp thêm trái cây tươi, nước ép trái cây, các loại rau xanh hay dùng gia vị như tỏi, gừng,... để nâng cao khả năng đề kháng.

2 Những điều người bệnh F0 cần lưu ý khi cách ly tại nhà

Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày (tầm 2 lít/ngày)Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày (tầm 2 lít/ngày)

Người bệnh không được bỏ bữa, phải ăn đủ 3 bữa chính cũng như bổ sung thêm các bữa phụ. Đồng thời, uống đủ nước (tầm 2 lít/ngày) hay nhiều hơn nếu bị sốt, tiêu chảy.

Người bệnh không nên kiêng bất kỳ thực phẩm nào nếu nó không dị ứng hay theo lời khuyên riêng từ bác sĩ. Nhất là với người gầy, trẻ nhỏ, cần cung cấp thêm thực phẩm nhiều năng lượng, protein như sữa và các chế phẩm từ sữa.

Song, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ nhiều đường, muối, rượu, bia cũng như hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt. Tốt nhất lượng đường chỉ nên <10% tổng năng lượng ăn vào.

Người bệnh luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, khi ănNgười bệnh luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, khi ăn

Tham khảo thêm:  Tiếp xúc với F0 sau bao lâu test mới cho kết quả chính xác

Nguồn thực phẩm phải an toàn, vệ sinh. Người bệnh tuyệt đối không ăn thực phẩm ôi, thiu hay hết hạn sử dụng. Đồng thời, phải luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, khi ăn. Nếu dùng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung thì nên tuân theo chỉ dẫn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần Kinh) tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, F0 cách ly tại nhà nên mở cửa, cửa sổ,... cho thông thoáng. Ngoài ra, khi nghỉ ngơi hoặc cảm thấy nóng nực, khó chịu, người bệnh vẫn có thể dùng điều hòa, nhất là để ở 26 độ C trở lên là vô cùng bình thường.

Người bệnh có thể uống nước mát nhưng không được uống nước quá lạnh, nước đá bởi đối với người sống ở vùng nhiệt đới thì điều này rất dễ gây viêm họng. Tốt nhất là uống nước ấm để giữ gìn sức khỏe.

Người bệnh khi tắm có thể dùng nước ấm hay nước mát (như thông thường) tùy theo cảm giác cá nhân sao cho thoải mái nhất.

Người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao thay vì quá ù lìNgười bệnh nên tập luyện thể dục thể thao thay vì quá ù lì

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ, người bệnh không nên quá ù lì mà phải tập luyện thể dục thể thao một cách nhẹ nhàng, không gắng sức để tăng cường sức đề kháng. Ví dụ như đi bộ trong phòng, tập hít thở, vận động tay chân nhẹ,...

F0 cách ly tại nhà thì nên sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh,... cuối cùng. Đồng thời lưu ý khi dùng các vật dụng: Người bệnh nên rửa sạch, tốt nhất là tráng nước sôi vật dụng trước khi đưa ra ngoài. Ngoài ra, phải tuân thủ quy tắc 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế) để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Người bệnh tuyệt đối không ăn chung, không ngủ chung, không sinh hoạt chung,... với người thân trong gia đình.

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được cách làm chè đậu phộng rồi nhé. Nếu yêu thích món chè này thì bạn còn chờ gì mà không lưu lại công thức và trổ tài ngay cho gia đình thưởng thức thôi nào.

Nguồn: Theo Bộ Y tế

Từ khóa: Chế độ dinh dưỡng cho F0 đang điều trị tại nhà để khỏi nhanh giảm biến chứngchế dinh dưỡng cho f0covid-19