Chảy máu chân răng vì sao? Nên làm gì khi hay bị chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng vì sao? Nên làm gì khi hay bị chảy máu chân răng? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này ngay sau bài viết dưới đây.
Tình trạng nướu xung quanh chân răng bị chảy máu được gọi chung là chảy máu chân răng. Tình trạng này là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung đang không được ổn định. Vậy hãy cùng Tip Hay tìm hiểu những nguyên nhân chảy máu chân răng và cách điều trị ngay sau đây nha!
1
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng do dùng thuốc chữa bệnh
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng có thể là do tác dụng của thuốc làm loãng máu. Tác dụng của nó là làm giảm khả năng đông máu, do vậy rất dễ dẫn đến việc chảy máu chân răng.
Vậy nên, bệnh nhân cần nói rõ với nha sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng mỗi khi ghé phòng khám nha khoa để có phương hướng điều trị phù hợp.
Chảy máu chân răng do viêm lợi
Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của việc chảy máu chân răng là do viêm lợi. Xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách khiến cho bề mặt răng không được làm sạch hoàn toàn, còn tồn đọng thức ăn thừa trong kẽ răng và cao răng bám nhiều. Khi viêm lợi càng trở nên nghiêm trọng thì chảy máu chân răng càng xảy ra thường xuyên hơn.
Chảy máu chân răng do dùng chỉ nha khoa
Đôi khi việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chân răng. Bạn chỉ nên sử dụng một lực vừa phải khi dùng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám của thức ăn thừa, tránh làm tổn thương nướu.
Chảy máu chân răng do bàn chải đánh răng
Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng hay đánh quá mạnh tay cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng. Bạn nên đổi loại bàn chải có độ mềm vừa phải để tránh đánh răng làm chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nếu đánh răng quá mạnh cũng sẽ dễ gây tổn thương đến lợi và tự làm chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Một số thành phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn có thể gây kích ứng lợi và khiến chúng chảy máu. Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn nên được bổ sung đầy đủ các chất như vitamin C, vitamin K,... đây là những loại vitamin cần thiết giúp cho việc đông máu. Những vitamin này thường có trong trái cây và rau củ.
Chảy máu chân răng do căng thẳng
Trạng thái thường xuyên lo âu, căng thẳng cũng dẫn đến tình trạng chảy máu ở chân răng. Nếu bạn thường xuyên ở trạng thái kích động và lo lắng, sẽ dễ dàng bị tổn hại hệ thống miễn dịch và khiến bạn bị bệnh về nướu răng.
Sự căng thẳng, lo âu có thể gây viêm trong mạch máu, phá vỡ các mô mềm trong khoang miệng của bạn và ngăn chặn quá trình miệng tự chữa lành.
Chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng kém
Bạn cũng không nên lơ là việc đánh răng, phải thường xuyên đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Khi bạn vội vã đánh răng, đánh không đủ lâu cũng như việc bỏ qua đánh răng vào buổi tối sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng.
Có nghiên cứu cho thấy rằng răng miệng khỏe mạnh cũng có thể thành bị bệnh chỉ sau một ngày bạn quên không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Chảy máu chân răng do hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân gây viêm và chảy máu chân răng. Do việc hút thuốc thường xuyên hút thuốc sẽ nhanh chóng tích tụ cao răng.
Các chất có hại trong thuốc lá bên cạnh việc gây mùi khó chịu còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh nha chu, do các chất đó làm giảm lượng máu đến nuôi các mô xung quanh răng, đặc biệt là nướu.
Chảy máu chân răng do răng mọc lệch
Răng mọc không đúng vị trí, bị lệch, khớp cắn sai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu. Việc này dễ hiểu vì khi răng mọc lệch có thể dẫn đến khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng dễ dàng tích tụ mảng bám thức ăn thừa và gây viêm.
Vậy nên, bạn cần đến các biện pháp chỉnh nha để cải thiện tình hình răng mọc lệch nếu tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra.
2
Cách điều trị và phòng tránh chảy máu chân răng
Bổ sung các chất cần thiết cho răng
Bạn nên bổ sung các loại vitamin như vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu chân răng, bổ sung vitamin K để giúp đông máu, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung vitamin C, vitamin K từ các loại trái cây như cam, chuối hay củ cải.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều rau củ vì chất xơ có trong rau củ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng và bề mặt nướu, tương tự như việc bạn sử dụng bàn chải đánh răng vệ sinh răng miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để có hàm răng khỏe mạnh, bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách, mỗi ngày 2 lần trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy.
Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không gây tổn thương cho răng nướu, dùng bàn chải đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và ngược lại, hoặc đánh theo cách xoay tròn bàn chải đánh răng.
Giảm tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài
Tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng. Do đó, bạn nên hạn chế căng thẳng bằng cách duy trì suy nghĩ tích cực, tránh bị lo âu để không bị chảy máu chân răng cũng như nâng cao sức khỏe cho toàn cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị
Nha sĩ sẽ thường lấy cao răng và giúp khôi phục lại nướu kèm theo 1 số loại nước súc miệng thông thường hoặc đặc trị trước khi kê đơn thuốc cho người bị chảy máu chân răng.
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài và không thể kiểm soát thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc đặc trị cho bệnh về nướu và răng. Dựa vào các nguyên nhân được xác định rõ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá không những phòng tránh được những tác hại xấu đến sức khỏe của bạn mà còn hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Hút thuốc lá có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể bạn không còn khả năng chống lại vi khuẩn trong mảng bám thức ăn thừa ở răng. Bỏ hút thuốc lá có thể giúp nướu khỏe mạnh và tránh tình trạng chảy máu chân răng.
Vậy là Bách Hóa XANH đã cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân gây chảy máu chân răng cũng như cách điều trị. Hãy theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về sức khỏe nha!
Nguồn: Hellobacsi.com