Tip hay

Chảy máu chân răng khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Chảy máu chân răng khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Chảy máu chân răng là một trong những vấn đề phổ biến trong quá trình niềng răng. Vậy nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trong thời gian niềng răng, chảy máu chân răng là một trong những vấn đề không còn quá xa lạ. Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu chảy máu chân răng kéo dài sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác ở răng. Vậy nguyên chân chính khiến chảy máu chân răng khi niềng răng là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1 Nguyên nhân chảy máu chân răng khi niềng răng

Chảy máu chân răng do viêm lợi

Viêm lợi là một trong những nguyên nhân chính khiến chảy máu chân răng. Trong đó, viêm lợi do một số yếu tố sau đây gây ra:

Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết

Trong quá trình niềng răng, do khí cụ niềng răng khá cồng kềnh nên thường khiến người niềng cảm thấy chán ăn cũng như không ăn được nhiều loại thực phẩm như trước. Đồng thời, đôi khi chế độ ăn uống không lành mạnh, hợp lý sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hụt vitamin thì sẽ khiến chảy máu chân răng nghiêm trọng. Chẳng hạn, collagen được biết là thành phần chính của mạch máu, nếu cơ thể thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc không cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể, khiến mạch máu bị yếu đi và gây nên tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, việc thiếu vitamin K cũng sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều loại vitamin khác như vitamin B,...

Thiếu chất dinh dưỡng cần thiếtThiếu chất dinh dưỡng cần thiết

Chăm sóc răng miệng sai cách

Khi mới niềng răng, người niềng thường chưa quen với việc chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách. Do đó có thể dẫn đến việc kẽ răng không được làm sạch sẽ. Một số người vẫn quen sử dụng bàn chải đánh răng thông thường. Tuy nhiên, các nha sĩ khuyên rằng bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch các vi khuẩn, mảng bám thức ăn được nhanh chóng và dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng bị viêm lợi ở răng.

Chăm sóc răng miệng sai cáchChăm sóc răng miệng sai cách

Chảy máu chân răng cho khí cụ chỉnh nha

Trong khoang miệng, phần mô mềm như môi, má, lưỡi thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt khi phải tiếp xúc với những khí cụ, vật dụng cứng như dây cung, mắc cài,... Do đó khi vệ sinh răng miệng, tác động của bàn chải có thể khiến chảy máu chân răng nhanh chóng.

Không những thế, trong một số trường hợp dây cung thừa hoặc dây thép thừa còn có thể đâm vào má, gây chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng cho khí cụ chỉnh nhaChảy máu chân răng cho khí cụ chỉnh nha

Chảy máu chân răng cho kỹ thuật chỉnh nha

Các bác sĩ khi thực hiện niềng răng cần đảm bảo có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để đảm bảo quá trình niềng răng được hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu chân răng. Nếu chọn phải những cơ sở không đảm bảo uy tín, chất lượng thì hậu quả là vô cùng lớn.

Chảy máu chân răng cho kỹ thuật chỉnh nhaChảy máu chân răng cho kỹ thuật chỉnh nha

2 Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng

Dù là phương pháp chỉnh nha an toàn nhưng khi niềng răng trong thời gian dài, răng bị siết lực nên có thể gây ra tình trạng chảy máu ở răng. Hiện tượng này thường xuất hiện chủ yếu ở chân răng, vùng môi và vùng má. Lúc này, dấu hiệu thấy rõ nhất đó là vùng môi, má sẽ bị sưng đỏ, gây ra nhiệt miệng. Đối với vùng nướu và chân răng thì khi đánh răng bạn sẽ thấy máu đỏ sẫm.

Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răngDấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng

3 Cách khắc phục chảy máu chân răng khi niềng răng

Cách khắc phục chảy máu chân răng cho viêm lợi

Dưới đây là một số cách khắc phục chảy máu chân răng cho viêm lợi bạn có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Khi niềng răng, mặc dù sẽ gây ra cảm giác khó chịu, chán ăn nhưng bạn cần cố gắng ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, bún, sữa tươi, rau củ mềm, nước ép,... Đặc biệt, nên tránh những loại thực phẩm quá cứng hoặc khi ăn vào bị dính răng như các loại hạt, kẹo cứng,...

Nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu vitamin thì bạn liên hệ bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin phù hợp.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lýXây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Mỗi ngày nên đánh răng khoảng 2 - 3 lần sau mỗi bữa ăn. Nên ưu tiên lựa chọn các loại bàn chải mềm, có đầu nhỏ hoặc bàn chải điện. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để giúp loại bỏ vi khuẩn được hiệu quả hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cáchVệ sinh răng miệng đúng cách

Tái khám định kỳ

Trong quá trình niềng răng, bạn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra và siết lực cho những giai đoạn niềng răng tiếp theo. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh nếu xảy ra trường hợp dây cung bị dịch chuyển.

Tái khám định kỳTái khám định kỳ

Cách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụ

Sau đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng do khí cụ gây ra.

Dây thép thừa đâm vào má

Khi dây thép thừa đâm vào má, bạn có thể dùng một mẩu sáp nha khoa, sau đó vo thành viên tròn và dính vào phần bị dư ra. Ngoài ra, khi dây thép thừa đâm vào má có thể gây ra lở loét vết thương, lúc này bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm và tiến hành sát khuẩn để giảm đau nhức và hạn chế bị nhiễm trùng.

Dây cung thừa đâm vào má

Đối với trường hợp dây cung thừa đâm vào má, bạn có thể tiến hành xử lý tương tự như dây thép thừa. Tuy nhiên nếu trong trường hợp không có sáp, bạn có thể thay thế bằng bông gòn. Điều này sẽ giúp mô mềm hạn chế bị tổn thương. Nếu bạn muốn loại bỏ triệt để tình trạng này thì hãy đến các cơ sở nha khoa để được hỗ trợ cắt bỏ phần dây cung thừa này.

Cách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụCách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụ

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu những nguyên nhân khiến chảy máu chân răng khi niềng răng cũng như một số cách khắc phục. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách xử lý tình trạng này một cách tốt nhất.

Nguồn: Nha khoa Thủy Đức

Từ khóa: Chảy máu chân răng khi niềng răng do đâu? Cách khắc phục hiệu quảKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh