Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không, nên làm gì?
Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Bách hoá XANH khám phá chi tiết qua chuyên mục sống khỏe hôm nay nhé!
Chảy máu cam khá phiền và khiến nhiều người lo ngại về tình trạng sức hiện, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Nhiều mẹ bầu tự hỏi liệu triệu chứng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Và có cách gì để ngăn ngừa chảy máu cam khi mang thai? Hãy cùng Bách hoá XANH theo dõi bài viết này nhé!
1
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm cho thai kỳ?
Theo nghiên cứu của Bác sĩ Sản phụ khoa Daniel Roshan tại Mỹ cho biết khi mang thai, các mạch máu trong mũi mẹ bầu được mở rộng. Từ đó, áp lực lượng máu cũng tăng lên khiến mạch máu ở mũi dễ vỡ và hình thành hiện tượng chảy máu cam.
Đa số triệu chứng trên không gây nguy hiểm cho thai nhi và sản phụ. Tuy nhiên, hơn 10% phụ nữ sau sinh có khả năng bị băng huyết gây mất máu và có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, chảy máu cam trong 3 tháng cuối thai kỳ được các chuyên gia khuyến cáo nên sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và con.
2
Cách phòng tránh và xử lý chảy máu mũi khi mang thai?
Cách phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai
Hiện tượng chảy máu cam có thể ngưng sau khoảng 20 phút. Để phòng ngừa tình trạng này trở lại trong 24 giờ tiếp theo, bạn hãy hạn chế vận động mạnh hoặc ngoáy mũi mạnh. Đặc biệt, tránh các chất kích thích như rượu, bia hoặc đồ uống nóng vì có thể làm giãn các mạch máu bên trong mũi.
Vào thời tiết lạnh, bất kỳ ai cũng có thể chảy máu cam. Vì thế, nơi bạn ở phải đủ độ ẩm và thoáng mát. Để giữ cho mũi không bị khô rát, bạn có thể dùng vaseline để thoa lên mũi hoặc sử dụng máy phun sương tạo ẩm giúp không khí trong phòng dễ chịu hơn.
Các chuyên gia sức khoẻ cũng đưa ra lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam hiệu quả. Có 4 loại vitamin cần thiết dành cho cho bà bầu gồm:
- Vitamin K: rau lá xanh đậm, bắp cải, tỏi, dưa leo,...
- Vitamin C: ớt chuông, bông cải xanh, cam,...
- Sắt: thịt, hải sản, cá, ngũ cốc,....
- Kali: chuối, bơ, cà chua,...
Cách xử lý khi chảy máu mũi
Khi bị chảy máu cam mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể thử ngồi xuống và nghiêng về phía trước một chút để làm giảm cảm giác choáng váng. Cách này sẽ ngăn máu chảy ngược xuống cổ họng và dạ dày. Nếu có hiện tượng chóng mặt và buồn nôn, bạn có thể nằm nghiêng qua một bên.
Lưu ý khi bạn dùng thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kích ứng không mong muốn.
Trường hợp hiện tượng chảy máu cam diễn ra thường xuyên trong giai đoạn mang thai, bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ để có hướng xử trí thích hợp và an toàn. Khi điều trị ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ sử dụng băng vệ sinh mũi, gói bơm hơi, hoặc miếng gạc để chèn vào mũi và giữ cho đến khi cầm máu.
Ngoài ra, phương pháp làm lành mạch máu vỡ bằng nitrat hoặc dòng điện cũng được bác sĩ thực hiện trong một vài trường hợp. Mặt khác, bác sĩ có thể xem xét sử dụng kem sát trùng hoặc chỉ định nằm viện để theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ bầu trong vài ngày.
3
Những trường hợp chảy máu mũi gây nguy hiểm
Một số trường hợp chảy máu mũi mà mẹ bầu nên theo dõi và đến bệnh viện ngay lập tức gồm:
- Chảy máu cam không ngừng sau 20 phút;
- Chảy máu cam gây mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng trong khoảng thời gian dài;
- Máu chảy nhiều từ phần sau mũi và trào ngược ra miệng;
- Đau tức ngực và khó thở khi chảy máu cam;
- Làn da chuyển tái nhợt vì mất máu;
- Chảy máu cam sau chấn thương đầu.
Vậy là hiện tượng chảy máu cam khi mang thai không nguy hiểm cho sản phụ. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình để có hướng xử trí tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ là thông tin hữu ích cho các mẹ bầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi!