Chăm ăn 1 loại thịt và 2 loại rau này, "chuyện yêu" thăng hoa bất ngờ
Việc vợ chồng để giữ những phút giây ân ái và hòa hợp hơn thì hãy cùng Tip Hay tìm hiểu 1 loại thịt và 2 loại rau này, đảm bảo “ chuyện yêu” trở nên thăng hoa đến bất ngờ
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) tiết lộ rằng để duy trì lửa trong quan hệ vợ chồng, các chị em nội trợ nên chế biến các món ăn có 1 loại thịt và 2 loại rau sau đây cho các anh trên mâm cơm gia đình.
1
Thịt vịt
Có rất nhiều loại thịt giúp cải thiện sinh lý nam nữ trong việc ân ái, trong đó có thịt vịt. Thịt vịt được Đông Y coi trọng bởi trong thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Đồng thời, thịt vịt còn có công dụng điều hòa ngữ tạng, trừ nhiệt, bổ hư…
Ngoài ra, thịt vịt rất tốt người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, bị suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề và cực tốt cho phụ nữ có vấn đề về phụ khoa và kinh nguyệt không đều.
Gợi ý công thức nấu ăn với thịt vịt
Công thức 1: Thịt vịt xào gừng
Nguyên liệu làm món thịt vịt xào gừng
Cách làm làm món thịt vịt hầm gừng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt vịt đem về rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Gừng gọt vỏ rửa sạch,chia ra 1 phần thái sợi, 1 phần đập dập, băm nhỏ. Cà rốt bào vỏ, thái sợi còn nấm hương, kỷ tử, táo đỏ đem rửa sạch để ráo.
Bước 2: Ướp và hầm thịt vịt
Đem thịt vịt cho vào một cái tô, cho vào 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, cho vào ít gừng băm nhỏ vào, trộn lên và ướp trong 10 phút.
Lấy 1 cái nồi, cho 2 thìa canh dầu ăn, bỏ thịt vịt và gừng băm vào xào sơ cho săn. Đem toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho 1 bát nước vào, đậy nắp hầm trong 30 phút và sau đó có thể dùng
Thành phẩm
Món ăn có vị thơm của gừng và kỷ tử, vị thịt vịt không dai, chín mềm, món này có thể ăn canh hoặc ăn với cơm đều được, món hầm này giúp cải thiện yếu sinh lý và tăng cường nhu cầu ân ái vợ chồng.
Công thức 2: Thịt vịt hầm tôm
Nguyên liệu làm món thịt vịt hầm tôm
Cách làm làm món thịt vịt hầm tôm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt vịt rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn, con tôm cũng rửa sạch, lột vỏ, cắt chỉ lưng. Đối với hành tím và tỏi đều rừa sạch, lột vỏ và tất cả đều để ráo nước, thái lát.
Bước 2: Hầm thịt vịt và hoàn thành
Đầu tiên cho ít dầu vào nồi rồi đem hành tím và tỏi cho vào phi thơm, sau đó cho thịt vịt vào xào chung rồi thêm 1 tô nước lọc vào hầm trong 20 phút, Tiếp đó cho tôm vào, nêm nếp cho vừa ăn rồi đậy nắp đun thêm 10 phút và tắt bếp.
Thành phẩm
Món này ăn rất được, thịt vịt mềm mại không dai, tôm chín đều, món này có công hiệu đẩy lùi bệnh yếu sinh lý hiệu quả, ăn chừng 2 - 3 bữa trong tuần sẽ thấy kết quả.
Lưu ý khi ăn thịt vịt
- Do thịt vịt tính hàn, bổ âm nên những ai có dạ dày dương hư tỳ nhược, ngoại cảm mà chưa khỏi hẳn không nên ăn.
- Không ăn thịt vịt với mộc nhĩ, chao đậu, thịt ba ba, thịt rùa đen vì ăn chung sẽ xung khắc gây ngộ độc.
2
Rau hẹ
Trong các tài liệu Đông y, rau hẹ còn là vị thuốc có tính cay, hơi chua, tính ấm còn theo y học hiện đại nghiên cứu cho thấy rau hẹ chứa nhiều vitamin B, K, các khoáng chất như đồng, sắt, mangan, canxi, riboflavin rất tốt cho giúp chữa các bệnh lý phụ khoa, phụ nữ chăm ăn rau hẹ giúp diệt trùng roi âm đạo, chống nấm và các bệnh lý liên quan.
Ngoài ra, rau hẹ có công hiệu điều trị nhiều chứng bệnh như đau nhức lưng, ho, cảm mạo, táo bón… Ngoài ra, rau hẹ còn được xem như một dược liệu trị xuất tinh sớm, tăng sinh lý nam, tráng dương bổ thận, hiệu quả trong quan hệ ân ái vợ chồng.
Gợi ý công thức nấu ăn: Món tôm xào lá hẹ
Nguyên liệu làm món tôm xào lá hẹ
Cách làm món tôm xào lá hẹ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước hết, rửa sạch rau hẹ, ngâm trong nước muối pha loãng trong 10 phút, vớt ra để ráo nước, đem cắt thành từng khúc còn tôm đem rửa, bóc vỏ, rút chỉ lưng, để ráo nước.
Bước 2 : Xào rau hẹ với tôm
Lấy 1 cái chảo, cho dầu vừng vào, đợi dầu nóng cho 2 nguyên liệu xào với lửa to, nêm nếm vừa khẩu vị là xong.
Thành phẩm
Món ăn có mùi thơm của hẹ, tôm chín tới, dùng với cơm đều được. Món này có công dụng bổ thận tráng dượng, điều trị yếu sinh lý ở nam giới. Cần ăn liên tục 7 ngày sẽ thấy kết quả.
Ngoài công thức trên còn có rất nhiều cách chế biến rau hẹ như các món lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ… hoặc xay nước uống cũng rất tốt.
Lưu ý khi dùng rau hẹ
- Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên thường xuyên nên ăn hẹ nhưng mỗi lần dùng phải cân nhắc liều dùng phụ thuộc vào công thức, bài thuốc.
- Những người đau dạ dày thì không nên ăn quá nhiều hẹ và đặc biệt không nên dùng chung với mật ong và thịt bò vì gây hiện tượng ngộ độc thực phẩm cho xung khắc thành phần dinh dưỡng.
3
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn là 1 vị thuốc chữa các chứng bệnh về sinh lý nam nữ.
Theo một số tài liệu Đông y ghi rằng mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, bổ kinh tâm, tỳ, can, đại tràng, tá tràng, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, lợi tiểu, mụn nhọt…
Đặc biệt, nó giống rau hẹ đều có công dụng trong việc cải thiện ân ái vợ chồng, bổ dương, bổ thận, dưỡng huyết, tăng cường sinh lý cho nam giới.
Gợi ý công thức với rau mồng tơi: Món rau mồng tơi xào tỏi
Nguyên liệu làm món rau mồng tơi xào tỏi
- 250 gr rau mồng tơi
- 1 củ tỏi
- Gia vị :15ml dầu ăn và một số gia vị cần thiết
Cách làm món rau mồng tơi xào tỏi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đem rau mồng tơi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo. Tỏi thì lột vỏ, rửa sạch, băm ra.
Bước 2: Xào rau
Lấy 1 cái chảo, cho 15ml dầu ăn vào, chờ dầu nóng cho tỏi vào phi lên , sau đó cho rau mồng tơi vào đảo thật đều, rồi nêm nếm vừa ăn rồi nấu khi rau chín thì tắt bếp dọn ra đĩa.
Thành phẩm
Món ăn thơm mùi tỏi, rau mồng tơi chín tới, ăn chung với cơm đều được. Món ăn này có công dụng tráng dương bổ khí, rất tốt trong việc điều trị bệnh yếu sinh lý.
Ngoài món này ra, bạn có thể luộc hay nấu canh với rau mồng tơi đều có tác dụng như nhau.
Lưu ý khi ăn rau mồng tơi
- Những ai bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi. Vì trong rau có chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ sẽ chuyển hóa acid uric khi vào cơ thể, hàm lượng acid uric tăng cao dễ dẫn đến sỏi thận.
- Do rau mồng tơi có tính hàn, nhuận tràng, nhưng những ai bị tiêu chảy ăn rau mồng tơi thì bệnh sẽ nặng thêm.
Phía trên là những gợi ý giúp “chuyện yêu” của các cặp vợ chồng thăng hoa hơn trong quan hệ xây dựng mái ấm gia đình, mong những chia sẻ trên giúp các cặp vợ chồng xóa tan đi nỗi lo bị yếu.
Xem thêm:
>> Đàn ông ăn gì để có nhiều tinh trùng
>> Lợi ích của giá đỗ đối với việc cải thiện sinh lý nam giới
>> Ăn trứng vịt lộn có thật sự giúp phái mạnh tăng cường sinh lý?