Cây sen cạn: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
Sen cạn là loài cây mang đến rất nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày như trị bệnh, ẩm thực,… Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về loài thực vật này.
Chắc hẳn thi thoảng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh sen cạn nở rộ với màu sắc vô cùng bắt mắt. Nhưng liệu bạn có biết rằng, ngoài trang trí, sen cạn còn mang đến nhiều công dụng bất ngờ? Cùng tìm hiểu ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc cây sen cạn trong bài viết này nhé!
1
Cây sen cạn là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây sen cạn
Cây sen cạn (còn được gọi là hạn hà thảo, hà diệp liên,…) có tên khoa học là Tropaeolum majus L.
Lần đầu tiên loài thực vật này được phát hiện là vào thế kỷ thứ 16 tại đất nước Peru, với màu đỏ của hoa nên hoa sen cạn có được gọi là “hoa màu máu” của Peru và sau này được tìm thấy ở Mexico, Chile. Hiện nay sen cạn đã được du nhập và trồng nhiều tại Việt Nam.
Đây là loài cây mang ý nghĩa vô cùng hay ho, được biết đến là biểu tượng của sự thành công từ những cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua mọi gian khó.
Ý nghĩa phong thuỷ cây sen cạn
Hoa thường có màu đỏ và vàng, có thể mang đến may mắn, bình an. Dựa theo quy luật phong thuỷ ngũ hành thì hoa sen cạn có màu đỏ tương sinh với mệnh Hoả và hoa màu vàng tương sinh với mệnh Kim, do đó cây rất phù hợp với người mệnh Hỏa, Kim, Thổ.
Đặc điểm, phân loại cây sen cạn
Lý do được gọi với cái tên sen cạn là vì lá của loại thực vật này nhìn giống lá sen. Chiều cao rơi vào tầm 20-25cm hoặc lên đến 50cm nếu được chăm sóc tốt. Hoa có 5 cánh, mọc ở nách lá với nhiều màu sặc sỡ như hồng, đỏ, cam, vàng, trắng,…
Các cánh hoa thường không đồng đều, nở rộ quanh năm. Quả lớn chứa 3 hạt. Sen cạn còn được chia làm 2 loại dựa vào đặc điểm thân sen đó là thân gỗ hoặc thân thảo.
2
Tác dụng của cây sen cạn
Tác dụng đối với sức khỏe
Trong Đông y, từ hoa đến lá sen cạn đều đóng góp rất nhiều bài thuốc quý. Có tính mát, vị cay nhẹ, hơi chua, sen cạn có khả năng trị ho, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều kinh, nhuận trường, lợi tiểu,…
Tuy nhiên, người có tiền sử hoặc đang mắc viêm loét dạ dày nên cẩn trọng khi sử dụng hoặc tốt hơn hết, hãy xin ý kiến từ chuyên gia trước khi dùng, vì sen cạn có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày.
Chữa ho do lạnh
Nguyên liệu
-
20-30g lá sen cạn tươi (hoặc 2-3g hạt sen cạn)
-
100ml nước
Cách thực hiện
Chữa rụng tóc
Nguyên liệu
-
100g lá sen cạn tươi
-
100g hạt sen tươi
-
1 lít nước
Cách thực hiện
Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống
Hoa và lá sen cạn có thể dùng làm rau ăn kèm, salad hoặc nấu súp, hầm cùng khoai tây,… Nụ hoa và quả có vị gần giống với cải xoong thường được dùng ngâm giấm để làm gia vị. Hoa có màu sắc rực rỡ còn dùng để trang trí cho món ăn thêm phần sinh động.
3
Cách trồng và chăm sóc cây sen cạn
Cách trồng cây sen cạn tại nhà
Hãy chọn đất tơi xốp, có độ thoáng khí cao và giàu dưỡng chất. Vì cây sen cạn khá nhạy cảm, khó phát triển nhiệt độ hay độ ẩm quá cao, cho nên nhiệt độ vào khoảng 16-28 độ C và độ ẩm trung bình từ 50-70% là điều kiện khí hậu thích hợp nhất khi trồng sen cạn.
Khi bắt đầu trồng, bạn lột nhẹ lớp vỏ bao bọc bên ngoài hạt. Thọc nhẹ lỗ nhỏ trong chậu sau đó cho hạt vào và lấp đất lại rồi tưới nước. Sau khi cây đã ra rễ, bạn có thể dời cây ra sau vườn, nên đặt dưới bóng râm hoặc gốc cây lớn.
Cách chăm sóc cây sen cạn
Khi nền đất nơi trồng sen cạn khô, bạn nên tiến hành tưới nước 2-3 lần/tuần. Có thể thêm phân bón để cung cấp dưỡng chất cho cây. Thường xuyên quan sát cây trồng nhằm đề phòng nhện đỏ, nếu phát hiện nhện đỏ thì hãy nhanh chóng phun thuốc trừ sâu.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sen cạn
Nên trồng sen cạn tại những nơi thoáng mát, không quá nóng, có bóng râm nhưng vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện ánh sáng cần thiết. Vì thế thời điểm gieo hạt tốt nhất là vào khoảng tháng 3, tháng 4.
Sen cạn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng vẫn có khả năng nhiễm bệnh do côn trùng, cho nên hãy chú ý quan sát quá trình phát triển của cây nhằm kịp thời can thiệp.
4
10 hình ảnh đẹp về cây sen cạn
Trên đây là bài viết về cây sen cạn. Hy vọng thông qua bài viết này, Bách Hoá XANH đã mang đến những thông tin hữu ích về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và những lưu ý về loài thực vật này.