Tip hay

Cây huy hoàng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây huy hoàng: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Cây huy hoàng là loại cây cảnh văn phòng đẹp, thẩm mỹ được ưa chuộng. Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc cây huy hoàng qua bài viết sau.

Cây huy hoàng có nguồn gốc từ châu Á, nên cây sinh trưởng tốt, mạnh mẽ ở Việt Nam bởi tương đồng về khí hậu. Cây có kích thước nhỏ, thích hợp dùng làm cây cảnh văn phòng. Cùng Tip Hay tìm hiểu cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của cây huy hoàng qua bài viết sau!

1 Cây huy hoàng là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây huy hoàng

Cây huy hoàng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Á, thuộc họ Araceae (Ráy), có tên khoa học là Aglaonema sparkling sarah. Cây thuộc loại thân thảo, phần cuống mảnh và có màu trắng hơi ửng hồng.

Đặc điểm cây huy hoàngĐặc điểm cây huy hoàng

Ý nghĩa phong thủy của cây huy hoàng

Trong phong thủy

Lá cây huy hoàng có nhiều đốm trắng và vàng nên thuộc hành Hỏa, thích hợp với người mệnh Hỏa. Nếu người mệnh Hỏa trưng cây huy hoàng trên bàn làm việc sẽ giúp thu hút được nhiều tài lộc, may mắn.

Ngoài ra vì Hỏa sinh Thổ nên cây này cũng hợp với người mệnh Thổ, trồng cây trong nhà đem lại nhiều tiền tài, gia đình thịnh vượng.

Theo ngũ hành, bạn nên đặt cây ở hướng Đông Nam, hướng Nam vì đây là những hướng có nhiều ánh sáng chiếu vào, giúp cây luôn sinh trưởng một cách tốt nhất, đem lại vận may cho gia chủ.

Ý nghĩa cây huy hoàng trong phong thủyÝ nghĩa cây huy hoàng trong phong thủy

Tóm lại, những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ hợp trồng cây huy hoàng sẽ có các tuổi gồm: Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Thìn (1964, 2024), Bính Dần (1986, 1926), Đinh Mão (1987, 1927), Mậu Tý (1948, 2008), Ất Tỵ (1965, 2025), Kỷ Mùi (1979, 2039), Kỷ Sửu (1949, 2009), Mậu Ngọ (1978, 2038), Bính Thân (1956, 2016).

Đặc điểm, phân loại cây huy hoàng

Lá của cây có màu vàng xanh đan xen nhau, dáng thuôn nhọn về 2 đầu và tập trung nhiều trên thân tạo nên sự xum xuê, xanh tốt. Chiều cao của cây trung bình dao động từ 0.2-1.5m, nên tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn cây cao hay thấp để trưng bày.

Đặc điểm, phân loại cây huy hoàngĐặc điểm, phân loại cây huy hoàng

2 Tác dụng của cây huy hoàng

Cây huy hoàng dễ bắt gặp trồng trong những chậu nhỏ để trang trí, trưng bày ở bàn làm việc, trong phòng họp,...ở các công ty, văn phòng để tạo mảng xanh thiên nhiên mát mắt.

Cũng nhờ đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc mà cây có thể phát triển tốt ở môi trường kín, không tốn quá nhiều công chăm sóc.

Ngoài ra, cây huy hoàng còn giúp thanh lọc không khí thêm trong lành, thoáng mát hơn.

Ý nghĩa cây huy hoàng trong đời sốngÝ nghĩa cây huy hoàng trong đời sống

3 Cách trồng và chăm sóc cây huy hoàng

Cách trồng cây huy hoàng tại nhà

Sử dụng đất trồng

  • Cây cần lượng nước vừa phải nhưng cần lưu ý lượng nước trong chậu và thay nước kịp thời để tránh tình trạng cây bị thiếu nước. Khi nước chuyển sang màu vàng, cây cần thay nước.
  • Bạn có thể cho sỏi trắng vào trong chậu, không chỉ trông đẹp mắt mà còn giữ được lâu cho nước trong chậu. Chất lượng đất tốt, giàu dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển tự nhiên hơn.

Ánh sáng

  • Tất cả các loài thực vật đều cần quá trình quang hợp để đảm bảo quá trình hấp thụ chất diệp lục để màu sắc của cây được đảm bảo. Cây huy hoàng chịu ánh sáng cực tốt. Vì vậy, cây cần hấp thụ ánh sáng trong hai giờ liên tục vào mỗi buổi sáng. Thời gian tốt nhất là từ 7 đến 9 giờ sáng.

Cách trồng cây huy hoàng tại nhàCách trồng cây huy hoàng tại nhà

Lượng nước tưới

  • Điều đặc biệt của loại cây này là nó phát triển theo hai cách. Khi trồng ở đất thường tưới đủ nước cho cây tùy theo dáng cây. Nếu cây trồng theo phương pháp thủy canh thì thay nước mỗi tuần một lần.

Lượng phân bón

  • Loại cây phát triển phần lá, nên bón lá và bón phân đạm hàng tháng.

Nhân giống cây trồng

  • Phương pháp tách bụi là phương pháp được nhiều người nhân giống áp dụng nhằm tiết kiệm thời gian chăm sóc và dễ trồng hơn.

Cách chăm sóc cây huy hoàng

Khi trồng và chăm sóc cây huy hoàng bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Ánh sáng: Là cây ưa sáng, bạn nên đem cây ngoài sáng mỗi tuần một lần, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Thời gian tốt nhất là từ 7-9 giờ buổi sáng.
  • Nước tươi: Cây cần cung cấp lượng nước vừa phải, nếu trồng cây thủy sinh thì nên chú ý đến lượng nước cũng như màu nước. Khi nước chuyển màu, nổi bọt thì nên thay nước mới.
  • Dinh dưỡng: Bạn nên bón phân mỗi tháng một lần bằng phân hữu cơ để cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây huy hoàngCách chăm sóc cây huy hoàng

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây huy hoàng

Khi trồng và chăm sóc cây huy hoàng bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Mọi loài cây đều cần ánh sáng mặt trời. Ngay cả đối với cây trồng trong nhà, người trồng cũng cần đưa cây ra nắng một đến hai lần vào mỗi buổi sáng.

Không khí trong phòng không phải lúc nào cũng trong sạch. Đặc biệt là những loại cây mọc trên lá bám đầy bụi bẩn hơn chúng ta tưởng. Nên lau lá bằng khăn vải nhẹ để đảm bảo sạch sẽ.

Không cung cấp quá nhiều nước cho một lần tưới. Điều này làm cho cây bị ngập úng và úng.

Cách trồng và chăm sóc cây huy hoàngCách trồng và chăm sóc cây huy hoàng

4 5 hình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Hình ảnh đẹp về cây huy hoàngHình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Hình ảnh đẹp về cây huy hoàngHình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Hình ảnh đẹp về cây huy hoàngHình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Hình ảnh đẹp về cây huy hoàngHình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Hình ảnh đẹp về cây huy hoàngHình ảnh đẹp về cây huy hoàng

Trên đây là những thông tin về cây huy hoàng, một loại cây rất thích hợp dùng để trồng trong văn phòng làm việc được nhiều người ưa chuộng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Từ khóa: Cây huy hoàng: Ý nghĩa hình ảnh cách trồng chăm sóc tại nhàcây huy hoàngý nghĩa cây huy hoàngcách trồng cây huy hoàngchăm sóc cây huy hoàngcây huy hoàngý nghĩa cây huy hoàngcách trồng cây huy hoàngchăm sóc cây huy hoàng