Canh tác lúa gạo bền vững, phương pháp gạo sạch an toàn cho người dùng
Khi chọn mua gạo bạn sẽ thấy có những sản phẩm cùng loại gạo nhưng dùng thì chất lượng rất khác. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy, bài viết này mình sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.
Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng cùng một loại gạo sạch nhưng giá thành rất chênh lệch nhau, chất lượng cũng rất khác biệt, loại gạo mắc hơn khi nấu ăn rất thơm và dẻo. Lý do vì đó là loại gạo được trồng theo phương pháp sản xuất gạo bền vững. Vậy phương pháp này là gì, và vì sao nó lại giúp gạo thơm ngon như thế.
1
Phương pháp canh tác thông thường
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu với lúa gạo thông thường sẽ được canh tác thế nào. Đối với phương pháp canh tác trước đến nay, người nông dân thường gieo sạ và thu hoạch chủ yếu vào 3 mùa vụ: Đông xuân, hè thu, thu đông. Đây được xem là 3 mùa vụ chính trong năm.
Đông Xuân (Thời gian bắt đầu có gạo từ tháng 2-3 hàng năm). Đây là mùa vụ nhiều nhất về sản lượng, chất lượng. Do mùa Đông Xuân chủ yếu có thời tiết thuận lợi, nắng ấm, ít mưa nên tạo ra sản phẩm gạo rất tốt.
Hè Thu (Thời gian bắt đầu có gạo từ tháng 7-9 hàng năm). Đây là vụ mùa chủ yếu với các giống lúa ngắn ngày, chất lượng lúa gạo thường không tốt bằng vụ Đông Xuân.
Thu Đông (Thời gian bắt đầu có gạo từ tháng 11-12 hàng năm). Đây là mùa vụ gặp nhiều rủi ro bởi thời tiết bất lợi từ gieo sạ đến khi thu hoạch, mưa lũ liên tục làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa.
Như vậy bạn cũng sẽ dễ dàng thấy rằng lúa gạo được trồng liên tục và có thời gian nghỉ ngơi giữa các mùa vụ rất ít nên đất nông nghiệp không đủ thời gian bồi đấp phù sa, dẫn đến người nông dân phải sử dụng hóa chất để lúa lớn nhanh, cho hiệu suất cao nên chất lượng gạo sẽ không ổn định, gạo có hạt ngắn tầm 6,2mm, bị bạc bụng, không trong, có giá thành thấp.
2
Phương pháp canh tác lúa gạo theo quy trình bền vững
Nông dân Việt chủ yếu là sử dụng giống ngắn ngày là loại Indica là hạt dài, Japonica là hạt tròn, chúng được tận dụng trồng một năm 3 mùa vụ. Để cho năng suất cao, người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Cho nên mà ngày nay nhiều doanh nghiệp đã tiến hành sử dụng giống dài ngày cho quy trình bền vững, nghĩa là họ sẽ chỉ canh tác 1 đến 2 mùa vụ 1 năm.
Theo Giáo sư-Tiến sỹ Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp cho hay: Điểm thuận lợi khi thực hiện phương pháp canh tác này là ít sâu bệnh hơn, ít phải bón phân và thuốc bảo vệ thực vật.
Hơn nữa, thường những giống trồng dài ngày có kích thước gạo dài hơn, màu sắc trong hơn, ăn ngon hơn giống ngắn ngày nên giá thành cũng cao hơn so với bình thường.
3
Kết luận
Tại nước ta, đa số đất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa theo phương pháp thông thường, tức 3 mùa vụ trong năm. Phương pháp này tạo ra sản lượng nhiều, giá thành thấp, rất phù hợp dành cho người có thu nhập thấp.
Thế nhưng loại gạo này có chất lượng không ổn định, mùa vụ này có thể gạo sẽ thơm nhưng vụ sau thì ngược lại, nông dân thường sử dụng thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu nhiều nên gạo có thời gian bảo quản khá lâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Còn với phương pháp canh tác lúa gạo bền vứng, gạo sẽ được gieo trồng chỉ 1 đến 2 mùa vụ trong năm, thời gian dài nên đất canh tác có thể bù đấp phù sa, dẫn đến nông dân ít sử dụng hóa chất. Phương pháp này tạo ra sản lượng thấp, chất lượng gạo rất tốt nên giá thành cao chỉ phù hợp với người có điều kiện kinh tế.