Cảnh báo tình trạng ngủ quên trên ô tô, có thể dẫn đến tử vong
Việc ngủ quên trên ô tô nghe có vẻ như bình thường, tuy nhiên thói quen này có thể dẫn đến tử vong mà không phải ai cũng biết, với trẻ em càng nguy hiểm hơn.
Ngủ trên xe thường gặp nhất là các bác tài xế, vì đi đường xa và mệt mỏi nên phải ngủ trên ô tô, thói quen này là vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với những người tài xế đi xe đường dài hay ngủ trong xe. Vì sao ngủ quên trên ô tô có thể dẫn đến tử vong và làm sao đê phòng tránh tình trạng này khi đi ô tô, tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
1
Vì sao không nên ngủ trong ô tô kể cả khi bật điều hòa?
Theo thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, khi ô tô hoạt động thì các nguyên liệu như xăng, diesel, không khí sẽ được đốt cháy và thải ra khí CO2 cùng phần nhiên liệu chưa đốt hết. Phần nhiên liệu đó sẽ sinh ra khí carbon monoxide (CO).
CO là khí có thể gây ngộ độc máu, khi nồng độ khí này bên trong xe tăng lên và con người hít phải, CO liên kết với tế bào hồng cầu và thay thế oxy, dẫn đến oxy trong máu giảm đi.
Oxy thiếu hụt gây nên tình trạng ngạt thở, sốc và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Tình trạng này được gọi là ngộ độc khí CO. Nếu động cơ ô tô không đạt chuẩn, khiến khí thải bị rò rỉ sẽ làm tăng nguy cơ ngạt thở do ngộ độc khí CO.
Dù cho động cơ ô tô hoạt động tốt thì trong không gian nhỏ hẹp, lưu thông không khí bên trong và ngoài xe có thể bị ảnh hưởng. Và lượng không khí ấy sẽ không đủ để một người hít thở trong không gian kín.
Đặc biệt, theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, nguy cơ gây ngạt khí khi ngủ bên trong ô tô đang chạy sẽ thấp hơn so với ô tô đang đỗ. Trong quá trình di chuyển, thông qua những khe thông khí, không khí bên trong xe có thể được trao đổi ra bên ngoài. Nhưng khi xe được đỗ ở các khu vực kín và động cơ xe vẫn hoạt động, thì oxy bên trong xe sẽ bị hút dần nhằm phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
2
Hạ kính cửa ô tô xuống có an toàn không?
Đa số mọi người đều suy nghĩ rằng, hành động hạ kính cửa ô tô sẽ khiến không khí được lưu thông và sẽ giúp không bị ngạt và ngộ độc khí CO. Nhưng thật ra, theo tiến sĩ Babu Shershad công tác tại Trung tâm Y tế First Medical Centre (Dubai, UAE) cho biết, khí CO vẫn luôn tích tụ bên trong xe với mức độ thấp hơn, ngay cả khi kính cửa được hạ xuống.
Cho nên, sau khi tiếp xúc với khí CO trong một khoảng thời gian, dù đã hạ kính cũng sẽ khiến lượng oxy trong máu giảm xuống, cơ thể sẽ mất nước và chất lỏng.
3
Tại sao có thể thức trong xe nhưng lại không thể ngủ?
Theo thông tin từ Bộ Y tế Malaysia chia sẻ trên tờ Says cho hay, những biểu hiện thường thấy khi ngộ độc khí CO là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, đau ngực, khó thở, lú lẫn, co giật. Khi hít phải lượng lớn khí CO trong thời gian ngắn sẽ khiến các triệu chứng nặng hơn, dẫn đến hôn mê, mất ý thức.
Những triệu chứng trên dễ dàng nhận biết hơn nếu bạn trong trạng thái tỉnh táo. Khi ngủ trong xe ô tô, nếu không may gặp phải ngộ độc khí CO sẽ vô cùng nguy hiểm vì sẽ không cảm nhận được các dấu hiệu và có thể gây tử vong.
4
Cách ngăn ngừa ngộ độc khí CO trên xe ô tô
Để ngăn ngừa ngộ độc khí CO, trước hết cần tạo thói quen kiểm tra hệ thống ống xả ô tô một cách thường xuyên, vì hệ thống này rò rỉ sẽ tạo điều kiện cho khí CO xâm nhập vào bên trong xe. Lắp máy dò khí CO trong xe để có thể đề phòng ngộ độc khí CO.
Hỏng hóc dù nhỏ cũng sẽ góp phần khiến khí CO xâm nhập vào xe. Cho nên, sau bất cứ vụ va chạm hay tai nạn nào, dù chỉ là nhỏ nhất hãy mang xe đi kiểm tra và sửa chữa. Tuyệt đối không khởi động xe khi ở khu vực kín, ngay cả khi đã mở cửa xe hay cửa gara. Đặc biệt, nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì không nên ngủ trong xe ô tô đang nổ máy và bật điều hòa.
5
Cách ngủ trên xe ô tô an toàn
Đối với những trường hợp cần nghỉ ngơi, bạn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn khi ngủ trên xe ô tô:
- Đối với người lớn đặt biệt là những bác tài xế, khi ngủ trên ô tô vào mùa đông thì tắt máy xe, tắt điều hoà và mở hé cửa sổ, đặt báo thức 15 phút một lần. Với cách này thì tài xế không bị thiếu dưỡng khí, đồng thời vẫn giữ nhiệt độ trong xe ở mức vừa phải.
- Còn ngủ trên xe vào mùa hè, thời tiết nóng bức thì nên đỗ xe nên bóng cây thoáng mát, bật điều hoà nhưng vẫn mở hé tí cửa sổ, cũng bật báo thức 15 phút lần.
- Đối với trẻ em, thì khi đi xe ô tô cha mẹ cần hết sức chú ý đế bé để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bé.
- Một lưu ý nữa là khi ngủ trên ô tô cần dùng thêm gối cổ để không bị mỏi cổ khi ngủ dậy.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được những nguy hại sức khỏe khi ngủ trong xe ô tô dù có bật điều hòa. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có được cuộc sống hạnh phúc.
Nguồn: Thanh Niên, VTC News