Cảnh báo mùa sứa biển và cách xử lí khi bị sứa cắn
Mùa hè rất thích hợp cho việc tắm biển, nhưng nếu chẳng may bị sứa cắn thì mất vui đúng không nào? Bỏ túi ngay những cách xử lý dưới đây để có biện pháp chữa trị kịp thời khi bị sứa cắn nhé.
Cứ đến mùa hè là các gia đình sẽ chọn ngay những điểm du lịch có biển để thoải mái vui chơi, đắm mình trong dòng nước mát lạnh cùng gió biển lồng lộng vào cái thời tiết nóng bức như hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết, mùa hè chính là mùa mà sứa phát triển mạnh mẽ nhất.
Sứa là loại động vật không có xương sống, chứa nhiều chất độc hại, nếu vô tình chạm phải sẽ là mối nguy hại khôn lường đến sức khỏe. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ. Khi bị sứa cắn, bạn cần có cách xử lý phù hợp và kịp thời để hạn chế hết mức lượng chất độc thẩm thấu vào cơ thể.
1
Những triệu chứng khi bị sứa cắn
Ngay khi vừa tiếp xúc với sứa, các độc tố sẽ ngấm dần vào cơ thể và xuất hiện ở 2 triệu chứng sau:
Triệu chứng nhẹ:
Khi chẳng may chạm phải sứa, các chất độc sẽ gây kích ứng ngoài da tại vị trí tiếp xúc với sứa, khiến vết thương nổi những mảng ửng đỏ, bọng nước, gây ngứa và đau rát.
Triệu chứng nặng:
Nếu nặng hơn một chút, có thể gây đau đầu, tức ngực, khó thở, buồn nôn, đau bụng và huyết áp giảm. Nếu không được đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần đó để hồi phục và chống sốc thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
2
Cách xử lý vết sứa cắn kịp thời
Để tránh dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, ngay sau khi bị sứa cắn, bạn hãy thực hiện ngay những cách xử lý dưới đây:
Đối với những nạn nhân có triệu chứng nhẹ:
Bước 1: Người sơ cứu cần đeo bao tay hoặc quấn khăn để gỡ những xúc tua còn bám dính ra khỏi người nạn nhân.
Bước 2: Tiếp theo đó, nhanh chóng rửa thật sạch vết thương bằng nước biển để loại bỏ những chất độc chưa kịp kích hoạt vào cơ thể, không nên rửa bằng nước lạnh hay nước nóng vì sẽ khiến vết thương lở loét, khiến tình trạng nặng nề hơn.
Bước 3: Hạn chế cử động để chất độc phát tán ra chậm hơn, bạn lấy đá lạnh chườm lên vết thương trong vòng 1 tiếng sẽ giảm được cơn đau nhức dữ dội.
Bước 4: Sau đó lấy vài miếng chanh chà xát lên vết thương rồi dùng những vật dụng có cạnh như muỗng, que kem, vỏ sò,... cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị đốt để đẩy các tế bào phóng độc ra khỏi cơ thể, tránh làm mạnh tay gây tổn thương cho da.
Nên lưu ý một điều là vết sứa cắn thường rất lâu khỏi hoặc không khỏi hoàn toàn như bạn nghĩ, do đó sau khi đi biển về, hãy đến bệnh viện da liễu để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất nhé.
Xem cách xử lí vết sứa cắn chi tiết trong bài viết: Cách xử lý khi bị sứa cắn, thích tắm biển phải biết điều này.
Đối với những nạn nhân có triệu chứng nặng:
Nếu phát hiện nạn nhân có những biểu hiện nguy hiểm như trên thì hãy ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ có thể giúp bạn phần nào hiểu được mối nguy hại của loài động vật biển này và từ đó bỏ túi cho bản thân những cách xử lý vết sứa cắn kịp thời để bảo vệ an toàn cho chính mình và những người xung quanh nhé.