Cách uống bia không say: 7 mẹo hay giúp hạn chế say khi uống
Làm sao để uống bia mà không say trong ngày lễ Tết hay những bữa tiệc cùng đồng nghiệp, đối tác đây. Cùng tham khảo bài viết này để giúp bạn vượt qua cơn say thành công nhé.
Trong những ngày lễ Tết, những bữa tiệc cuối năm cùng bạn bè hay tính chất công việc bạn cần phải "làm vài ly" với đối tác của mình khiến bạn rất dễ say dẫn đến những triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn rất khó chịu.
Vì thế làm sao để uống bia rượu nhưng không bị say nhanh, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn những mẹo hạn chế cơn say khi uống rượu bia.
1
Bổ sung thêm nước
Khi uống bia, cơ thể của bạn sẽ trong tình trạng mất nước, chính vì thế lúc này bạn sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu khiến cồn trong bia rượu dễ hấp thu vào cơ thể nhiều hơn.
Nên trước khi uống bia rượu bạn có thể uống một ly nước suối sẽ hạn chế cơn say rất hiệu quả hoặc trong lúc dùng bia rượu bạn uống kèm với nước sẽ giúp làm loãng bia trong bụng, từ đó chống lại các dấu hiệu say xỉn hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Cách uống rượu bia không say, nhanh tỉnh trong các buổi tiệc
2
Uống chậm rãi
Với những người thường uống rượu bia trong công việc, giao tiếp hãy nhớ rằng trung bình cơ thể người có khả năng tiêu thụ 30ml thức uống có cồn trong một giờ đồng hồ.
Cho nên mẹo uống rượu bia lâu say là uống chậm lại, vừa uống vừa tán dốc vui vẻ với mọi người trong bữa tiệc chính là chìa khóa để cơ thể có thời gian hấp thụ và nghỉ ngơi.
Càng uống nhanh hay uống nhiều bia rượu cùng một lúc sẽ càng làm cơ thể mất kiểm soát, đẩy nhanh tình trạng say xỉn nhiều hơn. Thế nên các bạn hạn chế uống 100% mỗi khi bạn bè đồng nghiệp mời bia đi nhé.
3
Chọn đồ uống có nồng độ nhẹ
Cơn say sẽ nhanh đến với bạn khi dùng những đồ uống có cồn cao như rượu đế, rượu rum đen, vang đỏ,... Ngoài ra những loại bia rượu có vị đắng nhẹ, dễ uống cũng là lựa chọn tốt cho bạn hạn chế tình trạng say xỉn.
Tham khảo: Nồng độ cồn của các loại bia ở Việt Nam
4
Không pha bia với đồ uống khác
Nhiều người có thói quen pha bia rượu với thức uống có gas. Điều này giúp mùi vị của bia rượu nhạt đi, dễ uống hơn thế nhưng hành động đó sẽ có tác hại đến cơ thể của bạn.
Phản ứng tạo bọt khí trong thức uống có gas kết hợp với bia rượu làm cồn ngấm vào trong máu nhanh hơn đồng nghĩa với việc cơn say sẽ xuất hiện sớm.
5
Ăn song song với uống
Tuyệt đối không để dạ dày trống, vì như vậy cồn khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, ethanol sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể nhiều hơn, ngoài ra thói quen uống nhưng không ăn khiến bạn gặp những tình trạng như viêm loét dạ dày.
6
Ăn thực phẩm hạn chế hấp thụ cồn
Trước hay trong lúc nhập tiệc bạn có thể cân nhắc sử dụng một số thực phẩm có khả năng hạn chế hấp thụ cồn trong bia rượu, giúp bạn chống lại cơn say khá hiệu quả như bơ, phô mai, bánh mì, trứng hoặc sữa.
Tham khảo: Thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu bia
7
Nên uống một loại rượu hoặc bia
Khi uống cùng lúc nhiều loại rượu hoặc bia khác nhau sẽ làm cho bạn dễ bị say hơn, vì các loại bia rượu khác nhau có chứa nhiều thành phần và yếu tố khác nhau nên khi trộn với nhau thì cơ thể phải xử lý cùng lúc tất cả các chất này.
Vì vậy khi uống bia, rươu bạn nên uống 1 loại cũng là một trong các cách giúp chống say nhanh. Tìm hiểu thêm ăn gì giải bia nhanh để mau chóng lấy lại tinh thần và sức khỏe nhé!
Tham khảo: Uống rượu, bia cùng lúc có tốt không?
Vậy là mình đã chia sẻ đến bạn những cách hạn chế cơn say khi uống bia rượu rồi đấy. Nếu như bạn lỡ bỏ qua những cách trên làm bạn trong tình trạng say xỉn thì nhớ rằng bổ sung nước liên tục cho cơ thể sẽ giúp bạn hồi phục và tỉnh táo nhanh chóng. Uống những thức uống có tác dụng giải bia rượu như nước chanh, trà gừng cũng rất hiệu quả. Và một điều tuyệt đối cần lưu ý, đã say thì không tự lái xe về nhà!