Cách trị mụn bằng tỏi hiệu quả và an toàn cho da của bạn
Rất nhiều bạn mách nhau về cách trị mụn bằng tỏi nhưng thực tế tỏi có thể trị mụn không, có an toàn cho da không và nếu có thì làm thế nào để trị mụn bằng tỏi. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Tỏi là nguyên liệu khá quen thuộc được các nhà khoa học chứng minh rất tốt cho sức khỏe bởi tính kháng viêm, kháng khuẩn nên ngoài là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tỏi được phái đẹp tin rằng có khả năng trị mụn trên gương mặt.
Những tép tỏi nhỏ hàng ngày chúng ta vẫn dùng trong nấu nướng lại là loại thực phẩm chứa nhiều hợp chất tốt cho cơ thể người. Trong tỏi có chất Sulphur và Allicin là 2 chất kháng sinh tiêu biểu cho việc giảm sưng, tiêu mủ.
Tinh chất trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng vết thương và ngăn ngừa yếu tố hình thành nhân mụn. Bên cạnh đó, tinh dầu của tỏi còn giúp chống viêm nhiễm, làm giảm đau, tiêu tán vết sưng mủ giúp mụn nhanh chóng biến mất. Cùng tìm hiểu những cách trị mụn bằng tỏi nào!
1
Ăn tỏi mỗi ngày giúp trị mụn hiệu quả
Ăn tỏi hay dùng nước ép tỏi, thêm tỏi vào trong thực thực đơn là một cách tuyệt vời và đơn giản nhất để giúp chống mụn từ trong ra ngoài. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện tổng thể sức khỏe của bạn đấy.
Thêm 1-2 nhánh tỏi vào trong mỗi bữa ăn hàng ngày, sẽ giúp không chỉ sức khỏe miễn dịch mà còn giúp ngăn ngừa mụn trứng cá cho bạn. Thời gian tốt nhất là dùng vào buổi tối, bạn nhớ đánh răng sau khi dùng tỏi để tránh ảnh hưởng đến hơi thở nhé.
2
Trị mụn bằng cách bôi tỏi trực tiếp lên vùng mụn
Bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng tỏi trực tiếp lên da vì da của bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ tinh dầu tỏi nếu quá mẫn cảm, da bạn có thể bị đau rát như bị bỏng.
Bạn nên nghiền nát tỏi, trộn thêm một ít nước để giảm bớt khả năng gây bỏng da của tỏi rồi bôi lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước mát.
Lưu ý: Đập dập tỏi để trị mụn. Hoạt chất allicin có trong lõi tỏi giúp kháng khuẩn và chống oxy hóa chỉ được giải phóng khi có lực tác động mạnh.
3
Mặt nạ mật ong và tỏi nghiền trị mụn rất hiệu quả
Tỏi chứa chất kháng viêm, mật ong chứa hàm lượng lớn chất axit amino có tác dụng kháng khuẩn đồng thới ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng bị bít lỗ chân lông. Tỏi và mật ong khi kết hợp sẽ giúp bạn xoá sổ mụn nhanh chóng.
Để thực hiện mặt nạ này, bạn cần vài nhánh tỏi, 1 thìa mật ong. Sau khi giã nát tỏi, bạn trộn cùng mật ong rồi sử dụng hỗn hợp tỏi ngâm mật ong bôi lên mặt (nên thử trước mặt nạ này ở vùng cổ hay tay để xem có bị kích ứng không).
Sau khi đắp, bạn sẽ thấy vùng da mụn nóng và hơi rát một chút, loại mặt nạ này chỉ nên để khoảng 5 - 7 phút, sau đó rửa sạch lại mặt bằng nước ấm.
4
Lưu ý khi điều trị mụn bằng tỏi
Kiểm tra độ nhạy cảm của da với tỏi
-
Trước khi sử dụng tỏi như là liệu pháp trị mụn trên da. Bạn cần kiểm tra xem da của mình có thật sự không bị kích ứng khi tiếp xúc với tinh chất tỏi.
-
Cách kiểm tra là thoa một ít nước tỏi lên cổ tay. Nếu sau 5 phút mà da hoàn toàn bình thường thì bạn có thể sử dụng trên da mặt.
Dùng tỏi tươi và không để lâu
-
Allicin trong tỏi là một chất không ổn định và bị biến dạng sau khi tạo ra. Vì vậy, tỏi nghiền nên được sử dụng ngay lập tức vì càng mất nhiều thời gian hoạt động của allicin.
-
Hàm lượng allicin trong củ tỏi tươi giảm xuống còn 63% sau một phút, nhưng sau 30 phút, tiếp xúc với không khí chỉ là 39%.
Bảo vệ da trước khi ra ngoài nắng
-
Tỏi sẽ làm da dễ bị ăn nắng hơn nên sau khi dùng tỏi bạn nên thoa ke chống nắng trước khi ra ngoài.
Không dùng tỏi trên da quá lâu
-
Vì tỏi có tính nóng nên khi dùng trên da để lâu sẽ khiến da mặt nóng lên và có thể gây bỏng da. Mặt nạ tỏi chỉ nên sử dụng trong khoảng 5 đến 10 phút là bạn hãy rửa sạch đi là được.
Tỏi không phải là phương thuốc điều trị lâu dài
-
Có một sự thật là tỏi không phải là một liệu pháp điều trị dứt điểm tình trạng mụn của bạn. Với những bạn có vấn đề về mụn nhẹ, ít thì có thể sử dụng nhưng với những bạn bị nặng hơn hoặc bị mụn không rõ nguyên nhân thì nên đến bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị.
Trị mụn bằng tỏi được rất nhiều bạn chia sẻ với nhau về mức độ hiệu quả của chúng. Nhưng dù được tân bóc hay khen ngợi thế nào người dùng cũng lưu ý không nên lạm dụng. Vì phương pháp này chỉ giúp giảm viêm, sưng và hỗ trợ trị mụn nhẹ thôi nên để điều trị dứt điểm bạn nên liên hệ bác sĩ để kiểm tra
Bạn sẽ quan tâm: