Cách sửa vòi nước bị rò rỉ tại nhà đơn giản, không cần gọi thợ
Vòi nước thường được sử dụng trong gia đình hằng ngày nên rất dễ bị rò rỉ. Tìm hiểu cách sửa vòi nước bị rò rỉ tại nhà mà không cần gọi thợ
Vòi nước rò rỉ là vấn đề khá phổ biến trong gia đình, thường thì sẽ gọi thợ đến sửa và sẽ tốn chi phí, trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ một số cách xử lí khi vòi nước bị rỉ nhé.
1
Nguyên nhân vòi nước rò rỉ
Ron cao su bị mòn
Một số vòi nước như vòi rửa ray, vòi rửa chén, vòi rửa thực phẩm,… Khó tránh khỏi bị rò rỉ sau một thời gian sử dụng, nguyên nhân chính thường do ron cao su bên trong bị mòn, không còn khít nên nước rỉ ra chổ này.
Nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến hao nước, tốn chi phí gia đình.
Ron van khóa bị hư hỏng
Ngoài ra, ron van khóa cũng đóng vai trò giữ nước tại điểm kết nối. Trong quá trình sử dụng ron van khóa có thể bị mài mòn hoặc thoái hóa làm mất tính năng, dẫn đến nước bị rò rỉ.
Vỡ đường ống dẫn nước
Trong quá trình sử dụng vòi nước, có một số nguyên nhân tác động ngoài ống nước hoặc quá trình thi công ống nước không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, vật liệu không đảm bảo chất lượng. Thì sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ nước làm hao phí nước và tiền bạc của chủ nhà.
Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng vòi nước
Một số các hư hỏng thường gặp khác, ngoài hiện tượng rò rỉ nước sau một thời gian sử dụng như tắc đường ống cấp nước, tắc đường ống thoát nước, vòi nước yếu. Những hư hỏng này nguyên nhân thường do nguồn nước sử dụng không hoàn toàn sạch mà mang theo một số cặn bẩn hoặc do nguồn nước sử dụng có chứa 1 lượng phèn mà trong quá trình xử lý lọc chưa sạch hết.
Và sau thời gian sử dụng lâu dài lượng cặn bẩn và phèn sẽ bám vào đường ống và lưới lọc trước vòi rửa. Điều này làm vòi nước bị tắc nghẽn và lượng nước đi qua không đủ, vòi nước sẽ trở nên yếu đi. Nếu tắc nghẽn ống nước nặng sẽ khiến vòi không thể ra nước.
Cách xử lý rất đơn giản, chỉ cần tháo các điểm kết nối đầu ren và dùng áp lực nước để đẩy hết các cặn bẩn bám trên lưới lọc để nước được lưu thông và chảy ra ngoài.
2
Tác động của việc vòi nước bị rò rỉ
Vòi nước bị rò rỉ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và kinh tế của gia đình bạn vì những lý do sau:
- Lãng phí nước: Nếu vòi nước rỉ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ tiêu tốn một lượng lớn nước sạch lớn.
- Tốn tiền sữa chữa và hóa đơn nước: Rò rỉ nước có thể tăng hóa đơn gấp đôi, gấp ba và bạn cũng sẽ phải trả tiền sửa chữa.
- Ảnh hưởng đến các đồ vật khác: Nếu rò rỉ nước lâu, nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến xung quanh như gây nấm mốc, rỉ sét và hư hỏng đồ đạc.
- Có hại cho sức khỏe: Rò rỉ dễ gây ẩm mốc, nơi vi khuẩn có hại có thể phát triển. Từ đó dễ gây ra các bệnh ngoài da, lỵ, tả,...
3
Cách sửa vòi nước bị rò rỉ
Cách xử lí cũng khá đơn giản chỉ cần vài dụng cụ đơn giản có sẵn trong nhà.
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1 chiếc cờ lê có thể điều chỉnh (mỏ lết).
- 1 chiếc tua vít
- 1 chiếc kìm
- Vòng đệm cao su phù hợp với vòi nước hoặc băng keo non
- Búi rửa kim loại
Cách làm:
Bước 1
Khoá vòi nước
Đầu tiên cần khoá vòi nước lại, thường van khoá nước nằm ngay bên dưới bồn rửa.
Bước 2
Tháo tay vặn vòi nước
Thông thường, bên trên vòi nước có một nắp phủ để bảo vệ các bộ phận bên trong. Khi đó bạn dùng tua vít đầu dẹp để bẩy nắp này lên, và tháo chiếc ốc vít bên dưới. Tiếp theo, dùng tay nâng phần tay vặn vòi nước lên. Hãy làm thật nhẹ nhàng nếu bạn không muốn làm hỏng nó.
Nếu vòi nước không có nắp, hẳn bạn sẽ tìm thấy một chiếc ốc vít nhỏ. Vặn nó để nâng phần tay vặn lên.
Bước 3
Van điều tiết nước
Sử dụng mỏ lết để gỡ bỏ van điều tiết nước. Bộ phận này sẽ hơi khó mở, do đó, hãy dùng tay còn lại nắm lấy vòi nước khi vặn. Bạn sẽ tháo nó dễ dàng hơn.
Bước 4
Thay thế vòng đệm hoặc dùng băng keo non quấn lại
Nhìn xuống bên dưới van điều tiết sẽ tìm thấy vòng đệm. Có một chiếc đai ốc giữ nó tại chỗ. Sử dụng kìm hoặc ngón tay của bạn để loại bỏ đai ốc. Sau đó, tháo vòng đệm ra và thay vòng đệm mới.
Nếu không tìm được vòng đệm thích hợp thì dùng băng keo non quấn quanh chỗ ron cao su cũ rồi vặn ốc lại.
Dùng búi rửa kim loại đánh qua van điều tiết để loại bỏ mảng bám và bụi bẩn.
Bước 5
Kiểm tra bên trong
Dùng búi kim loại để loại bỏ rác thải hoặc mảnh vỡ bên trong vòi nước (nếu có).
Bước 6
Lắp lại vòi nước
Lắp lại vòi nước theo trình tự ngược lại, sau đó mở lại van nước và kiểm tra, nếu vẫn còn bị rò rỉ thì có thể van bị hỏng, cần thay van mới.
4
Lưu ý khi sửa vòi nước bị rò rỉ
- Kiểm tra hệ thống nước nhà bạn thường xuyên, từ đường ống dẫn nước đến vòi nước đang sử dụng.
- Nếu bạn tìm thấy bất kỳ sự bất thường hoặc rò rỉ, nên được giải quyết nhanh chóng.
- Nếu bạn không tự xử lý được thì bạn nên liên hệ với nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp.
5
Cách thay vòi nước khi bị hỏng
Đóng van nước trên vòi bị rò rỉ, xong rồi xả hết nước từ vòi. Hãy đậy van xả của bồn rửa bằng đệm cao su hoặc đinh vít, để ngăn nước rơi vào lỗ thoát nước.
Bạn dùng tuốc nơ vít hoặc dao vít hai đầu vặn vòi bằng tay, tiến hành tháo lắp cẩn thận.
Dùng tuốc nơ vít 4 cạnh để tháo các vít bảo vệ. Đồng thời tháo tay cầm vòi.
Nếu gioăng cao su bị giãn hoặc biến dạng bạn nên phải được thay thế hoàn toàn. Gioăng cao su bị hỏng cũng có thể gây rò rỉ nước.
Sau khi kiểm tra gioăng cao su, tháo van điều tiết ngược chiều kim đồng hồ bằng mỏ lết hoặc cờ lê.
Nếu có nhiều bụi bẩn hoặc rỉ sét trên van cấp nước. Sử dụng khăn rửa chén để làm sạch nắp.
Nếu van bị hỏng, hư hỏng hoặc quá cũ, nên thay thế bằng một cái mới có cùng kích thước và loại.
Nếu vòi nối với bình nóng lạnh thì nên thay van bằng loại van phù hợp với đường ống dẫn nước nóng lạnh.
Sau khi sự cố vòi nước bị rò rỉ đã được khắc phục. Lắp ráp theo thứ tự ngược lại với tháo gỡ.
Mong rằng qua bài viết này, Tip Hay hy vọng bạn sẽ biết được nguyên nhân và cách khắc phục rò rỉ tại nhà mà không cần tốn chi phí nhờ thợ sửa chữa.