Tip hay

Cách sơ cứu khi bị chảy máu an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Cách sơ cứu khi bị chảy máu an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng

Khi chảy máu bạn phải làm gì? Các bạn hãy cùng với Tip Hay tìm hiểu thông tin về “Cách sơ cứu khi bị chảy máu an toàn, ngăn ngừa nhiễm trùng” nhé.

Các vết thương bị chảy máu là điều mà chúng ta không mong muốn và cũng không lường trước được. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các vết thương bị chảy máu có thể kể đến như việc chúng ta vô tình dẫm phải những vật sắc nhọn, sự cố xảy ra trong những môi trường làm việc nguy hiểm…

Những vết thương này nếu không được xử lý kịp thời, trong nhiều trường hợp nó có thể sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng của chúng ta. Vì thế cách sơ cứu khi bị chảy máu là một trong những kỹ thuật mà mỗi người chúng ta cần phải biết để bảo vệ bản thân trước rủi ro.

1 Cách sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

Chảy máu ngoài là trường hợp chúng ta dễ gặp hơn và bất kì ai cũng có thể bị chảy máu ngoài.

Dấu hiệu nhận biết chảy máu ngoài

Chảy máu bên ngoài có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường bởi có thể thấy rõ máu chảy ra từ miệng vết thương. Chảy máu ngoài có thể là vết thương do dao, vật bén nhọn cứa qua, vết xước do ma sát...

Chúng ta không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương thông qua lượng máu chảy ra, vì thế khi bị chảy máu dù ít hay nhiều chúng ta phải thật bình tĩnh để giải quyết.

Chảy máu ngoàiChảy máu ngoài

Nguyên tắc sơ cứu chảy máu ngoài

Trường hợp vết thương nhẹ, chảy máu ít

Đối với các vết thương nhẹ dẫn đến chảy máu do bị kim đâm, vết xước cạo râu,... thì tốt hơn hết chúng ta vẫn nên tiến hành sơ cứu.

Sử dụng những miếng băng cá nhân , nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc bôi có chứa chất kháng sinh như chất neosporin sẽ phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.

Băng cá nhânBăng cá nhân

Nguyên tắc sơ cứu

Bước 1 Rửa tay sạch thật sạch.

Bước 2 Dùng ngón tay hoặc bông y tế ấn vào chỗ chảy máu ngay lập tức, đợi vết thương ngừng chảy sau vài phút.

Bước 3 Sau đó rửa vùng bị thương bằng nước muối sinh lý thông thường hoặc dùng cồn để sát trùng vết thương.

Bước 4 Dùng gạc vô trùng hoặc miếng băng cá nhân dán lên vết thương.

Bước 5 Giữ vết thương khô ráo, không chạm vào nước, nhớ thay băng 1 lần/ngày, giữ vệ sinh để vết thương mau lành.

Bông y tếBông y tế

Trường hợp vết thương chảy máu khẩn cấp

Chảy máu khẩn cấp là trường hợp vết thương chảy máu do bị những vật sắc nhọn đâm sâu, máu chảy liên tục hoặc vết thương do các loại động vật gây ra.

Nguyên tắc sơ cứu

Bước 1 Rửa tay thật sạch hoặc dùng băng tay y tế để đảm bảo vệ sinh.

Bước 2 Dùng tay bóp chặt lên mép vết thương, tạo áp lực ngăn chảy máu.

Bước 3 Đặt nạn nhân nằm xuống. Gác chi bị thương (chân, tay) cao hơn vị trí tim (nếu không bị gãy xương) để máu lưu thông đến các cơ quan khác.

Bước 4 Dùng băng cuộn, băng ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu.

Bước 5 Nếu nhận thấy máu vẫn còn thấm qua lớp băng thì không được gỡ bỏ mà tiếp tục dùng thêm băng gạc phủ một lớp băng ở phía trên.

Bước 6 Tiếp tục kiểm tra tình trạng hô hấp của nạn nhân. Theo dõi và chống sốc nếu có các dấu hiệu như xanh tái, mệt, lạnh, nhớp nháp mồ hôi.

Vết thương chảy máu khẩn cấpVết thương chảy máu khẩn cấp

2 Cách sơ cứu vết thương chảy máu trong

Dấu hiệu nhận biết chảy máu trong

Chảy máu bên trong phức tạp hơn, do máu chảy từ các mạch máu bị vỡ đến các mô hoặc cơ quan, các khoang của cơ thể và thường không có biểu hiện chảy máu rõ ràng bên ngoài. Nguyên nhân của việc chảy máu trong có thể là do những cú va đập mạnh vào các bộ phận như đầu, ngực hay bụng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mất máu nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như hôn mê, da xanh xao. Ngoài ra, nếu lượng máu chảy nhiều vào khoang cơ thể, bụng người bệnh có thể bị phồng lên hoặc sờ thấy những dấu hiệu bất thường và cần phải điều trị kịp thời.

Chảy máu trongChảy máu trong

Nguyên tắc sơ cứu chảy máu trong

  • Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, không nên di chuyển tránh đụng chạm đến vết thương. Không bôi bất cứ loại thuốc hoặc chất sát trùng nào lên vết thương.
  • Chảy máu trong rất nguy hiểm vì thế chúng ta cần phải kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vết thương trước khi thực hiện các bước sơ cứu.
  • Theo dõi tình trạng vết thương và nạn nhân sau khi đã sơ cứu, liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ khi vết thương xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy mủ, xuất hiện chất dịch hay cơ thể nạn nhân bắt đầu phát sốt.

Cơ sở y tếCơ sở y tế

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có kỹ năng sơ cứu an toàn, tránh nhiễm trùng khi bị chảy máu nhé.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Từ khóa: Cách sơ cứu khi bị chảy máu an toàn ngăn ngừa nhiễm trùngsơ cứu khi bị chảy máu