Tip hay

Cách sơ cứu cơ bản khi bị chấn thương vùng đầu gối

Cách sơ cứu cơ bản khi bị chấn thương vùng đầu gối

Bạn không biết làm gì khi bị thương tại đầu gối? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chấn thương vùng đầu gối nhé.

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, là một cấu trúc rất quan trọng do chịu các sức nặng của cơ thể và việc di chuyển. Chấn thương đầu gối có thể xảy ra khi hoạt động thể thao hoặc giải trí, gặp tai nạn hoặc bị thoái hóa từng ngày.

Vì vậy, chúng ta phải biết cách sơ cứu khi bị chấn thương để tránh gây nguy hiểm về sau. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé.

1 Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối

Nguyên nhân trực tiếp

Xảy ra va chạm vào vùng đầu gối như gặp tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt đời sống hoặc có thể khi tham gia các hoạt động thể thao (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,...) là những nguyên nhân trực tiếp gây chấn thương vùng đầu gối.

Các hoạt động thể thao mạnh có thể gây chấn thương đầu gốiCác hoạt động thể thao mạnh có thể gây chấn thương đầu gối

Nguyên nhân gián tiếp

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, các hành động đột ngột như xoay người, nhảy từ trên cao xuống hoặc dừng lại đột ngột khiến vùng đầu gối bị thương tổn theo thời gian là những nguyên nhân gián tiếp dễ gây tổn thương.

Hoạt động đột ngột dẫn đến chấn thương vùng đầu gốiHoạt động đột ngột dẫn đến chấn thương vùng đầu gối

2 Đối tượng nào dễ bị chấn thương ở đầu gối

Chấn thương vùng đầu gối có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người hay có những hoạt động thể thao mạnh thường xuyên, hoặc những người hay có những hành động đột ngột làm tổn thương vùng đầu gối.

Mọi đối tượng đều có thể bị chấn thương đầu gốiMọi đối tượng đều có thể bị chấn thương đầu gối

3 Cách sơ cứu khi bị chấn thương vùng đầu gối

Sơ cứu chấn thương bên ngoài

Việc đầu gối bị trầy xước là tình trạng thường gặp nhất trong các chấn thương. Với tình trạng này, bạn có thể dễ dàng xử trí tại nhà, rửa bằng nước sạch và thoa thuốc sát trùng là phương pháp hữu hiệu nhất.

Đối với những vết thương chảy nhiều máu, bạn cần sử dụng gạc vô trùng đắp vào vết thương nhằm giữ ẩm và phòng tránh các vi khuẩn tấn công, mỗi ngày thay gạc từ 1 đến 2 lần.

Nếu vết thương bị nhiễm trùng và viêm, nên đi thăm khám theo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hợp lý.

Các biện pháp sơ cứu bên ngoài đầu gốiCác biện pháp sơ cứu bên ngoài đầu gối

Sơ cứu chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm là khi các cơ, dây chằng hoặc gân bị hoạt động quá mức, gây tổn thương. Có thể gặp khi hoạt động đột ngột hoặc hành động không kiểm soát được. Trật khớp hay tổn thương dây chằng là những trường hợp phổ biến.

Phương pháp thích hợp nhất khi bị chấn thương phần mềm là phương pháp RICE, bao gồm nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), cố định vết thương (Compression) và nâng đỡ vị trí bị tổn thương (Elevation).

Phương pháp RICE - chữa trị chấn thương đầu gối hiệu quảPhương pháp RICE - chữa trị chấn thương đầu gối hiệu quả

Phương pháp này được khuyến khích thực hiện ngay sau khi gặp chấn thương và kéo dài từ 24-48 tiếng sau đó, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế di chuyển khoảng 2 ngày sau khi bị chấn thương để vết thương có thể nhanh chóng phục hồi.
  • Chườm đá (Ice): Sử dụng đá lạnh hoặc gel đá khô chườm lên vị trí chấn thương từ 15-20 phút trong khoảng từ 24-48 giờ đầu sau khi bị thương. Nếu không muốn bị bỏng lạnh, bạn nên cho đá vào một chiếc khăn trước khi chườm nhé!
  • Cố định vết thương (Compression): Dùng băng vải quấn nhẹ và phủ qua vết thương. Không nên quấn quá chặt có thể khiến cho máu khó lưu thông, khiến vết thương bị phù nề, nghiêm trọng hơn. Đồng thời, sử dụng phương pháp này song song với chườm đá.
  • Nâng đỡ vị trí bị tổn thương (Elevation): Kê chân lên gối cao khoảng 10-15 cm sẽ giúp máu lưu thông về tim dễ dàng, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

Nếu sau 48 giờ khi áp dụng phương pháp này nhưng vẫn gặp tình trạng đau không giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Do đây có thể là vết thương nghiêm trọng như đứt dây chằng hoặc viêm bao hoạt dịch khớp gối.

4 Lưu ý khi sơ cứu vết thương vùng đầu gối

Hành động sơ cứu ngay lập tức khi bị chấn thương có thể giúp cho vết thương nhanh chóng hồi phục, tránh nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý khi sơ cứu để tránh tình trạng làm sai khiến vết thương nặng hơn:

  • Chườm nóng: Hành động này có thể khiến cho vết thương chảy nhiều máu hơn và nhiệt độ nóng giúp các phản ứng trong cơ thể xảy ra nhanh hơn, làm cho vết thương thêm sưng tấy và khó chịu.
  • Xoa rượu: Nhiều người vẫn lầm tưởng xoa rượu thuốc sẽ giúp cho vết thương giảm đau hơn, nhưng đây là một quan điểm không đúng. Rượu có tính nóng có thể khiến cho vết thương sưng đau hơn và gây nhiễm trùng.
  • Xoa bóp: Tác động trực tiếp lên vết thương bằng phương pháp xoa bóp có thể khiến cho cảm giác đau thêm trầm trọng và sưng hơn.

Các lưu ý khi sơ cứuCác lưu ý khi sơ cứu

5 Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khi bị chấn thương vùng đầu gối

Ngoài các phương pháp sơ cứu, chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hồi phục vết thương khi bị chấn thương đầu gối.

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều omega 3, glucosamine như: cá hồi, , tôm,... giúp cho vết thương giảm sưng, viêm cũng như bổ sung các chất cần thiết cho sụn khớp.
  • Sử dụng các các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, trái câycác loại hạt,... để cung cấp các chất dinh dưỡng trong việc phục hồi.
  • Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn khiến vết thương thêm nghiêm trọng.
  • chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thức khuya.
  • Vận động nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý khi chấn thương đầu gốiDinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý khi chấn thương đầu gối

Bài viết trên là những thông tin do Tip Hay tổng hợp được về sơ cứu vết thương vùng đầu gối. Mong bài viết có thể giúp đỡ bạn và đừng quên theo dõi Tip Hay để có thêm những kinh nghiệm hữu ích nhé!

Nguồn: Tâm Anh Hospital, VNEXPRESS

Từ khóa: Cách sơ cứu cơ bản khi bị chấn thương vùng đầu gốichấn thương vùng đầu gốisơ cứu chấn thương vùng đầu gối