Cách sơ cứu cơ bản, an toàn khi trẻ nhỏ bị rắn cắn
Khi trẻ nhỏ bị rắn cắn, cảm giác sợ hãi sẽ không thể tránh khỏi. Nếu biết cách sơ cứu một cách cơ bản có thể là yếu tố giúp trẻ được an toàn và vượt qua nguy cơ
Với tính hiếu động và sự tò mò, thường có xu hướng tiếp cận với những điều mới mẻ xung quanh, sẽ dễ gây ra nguy hiểm khi trẻ bị rắn cắn. Hãy trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về cách sơ cứu an toàn khi trẻ nhỏ gặp tình huống này qua bài viết sau của Tip Hay nhé!
1
Triệu chứng khi trẻ bị rắn cắn
Mỗi loài rắn khác nhau sản xuất các độc tố khác nhau. Tùy vào loại rắn cắn sẽ có triệu chứng khác nhau cũng như vị trí vết cắn. Quan trọng nhất vẫn là phân biệt giữa vết cắn của rắn bình thường và vết cắn độc để xử lý đúng cách.
Đối với vết cắn của rắn không có chất độc: Triệu chứng dễ thấy nhất ở trẻ khi bị dòng rắn này cắn sẽ bị đau và sưng, xung quanh sẽ tấy đỏ, không có dấu vết cắn rõ ràng và sưng nhẹ, do không có chất độc nên trẻ bị cắn sẽ không cần dùng thuốc giảm đau sau khi đưa vào bệnh viện.
Đối với vết cắn của rắn có chất độc thì sẽ tùy thuộc vào vị trí cắn, triệu chứng sẽ khác nhau, có một số dấu hiệu phổ biến mà bạn cần lưu ý để nhận biết rằng bé nhà mình bị giống rắn có độc cắn hay không như:
- Chảy máu tại vết thương và có vết răng nanh trên da rõ ràng, nơi rắn cắn và tiêm chất độc vào cơ thể.
- Đau mạnh, cảm giác ngứa hoặc nóng rát tại vùng bị cắn và thay đổi màu sắc như đỏ thành bầm tím
- Sưng tấy tại vị trí cắn và có thể lan rộng sang các bộ phận khác trong vài giờ.
- Sự sưng hạch xung quanh vết cắn..
- Một số loại rắn có thể phun chất độc từ xa như rắn hổ mang. Nếu chất độc trúng vào mắt của trẻ, có thể gây đau, bỏng, mờ mắt và sưng mí mắt.
Khi chất độc bắt đầu lan rộng trong cơ thể thì trẻ sẽ có các triệu chứng khác như:
- Sốt, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, suy hô hấp, co giật, bị sốc
- Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng
- Tê và ngứa ran, đặc biệt là trong miệng
- Nhịp tim không đều
- Yếu cơ dẫn đến tê liệt (không thể di chuyển)
- Có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu…
- Mất tiếng, khó nuốt, bất thường về khứu giác…
- Yếu ớt, chóng mặt hoặc ngất xỉu
2
Hướng dẫn các bước xử lý khi trẻ bị rắn cắn
Khi trẻ bị cắn bởi rắn, đặc biệt là khi bị rắn độc cắn, việc đưa trẻ đến bệnh viện ngay là rất quan trọng. Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ y tế, bạn có thể tiến hành sơ cứu cho trẻ theo các bước cơ bản sau:
- Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ rằng bạn có thể giúp đỡ.
- Di chuyển trẻ đến một khu vực an toàn gần đó và tránh xa con rắn.
- Cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống, cố gắng hạn chế cử động.
- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn thấp hơn tim, ngay cả khi trẻ đang được vận chuyển đến bệnh viện.
- Nếu có thể, rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng và nước.
- Gỡ bỏ đồng hồ, trang sức (nếu có) và nới lỏng quần áo để giảm khó chịu trong trường hợp trẻ bị sưng tấy.
- Có thể dùng băng gạc sạch quấn lên vết thương để làm chậm sự di chuyển của nọc độc nhưng không quấn quá chặt để đảm bảo tuần hoàn máu bình thường.
Ngoài ra, hãy ghi nhớ về thời gian bị cắn, kích thước, màu sắc, đặc điểm của con rắn (nếu có thể) và các phản ứng ban đầu của bé để cung cấp cho bác sĩ, để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Tuy vấn đề về cách xử lý khi bị rắn cắn có nhiều cách truyền miệng và lan truyền qua phim ảnh, nhưng thực tế không chính xác. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tuyệt đối không nên tự ý tiến hành sơ cứu theo những cách sau đây:
- Không hút nọc độc từ vết cắn.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- Không rạch vết thương bằng dao.
- Không cầm máu bằng garo
- Không chườm đá, đắp lá cây hoặc bôi bất cứ thuốc gì lên vết thương
- Không cho trẻ uống rượu hoặc đồ uống chứa caffeine để giảm đau.
Sau cùng, việc giữ bình tĩnh, đưa trẻ đến một khu vực an toàn, làm giảm sự di chuyển của nọc độc và ghi lại thông tin quan trọng sẽ là những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Hãy nhớ rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp ngay sau đó là rất quan trọng để đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất.
Nguồn: Hellobacsi.com