Tip hay

Cách phòng tránh vết bớt - chàm cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Cách phòng tránh vết bớt - chàm cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Các vết bớt - chàm xấu xí khiến trẻ tự ti về ngoại hình. Cùng Tip Hay tìm hiểu các phòng tránh vết bớt - chàm cho trẻ qua bài viết dưới đây!

Các vết bớt - chàm thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể khiến trẻ tự ti về ngoại hình của mình. Vậy làm thế nào để mẹ bầu có thể tránh cho trẻ không bị các vết bớt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

1 Các dạng vết bớt - chàm phổ biến

Vết bớt - chàm đen

Vết bớt - chàm đenVết bớt - chàm đen

Vết bớt - chàm màu đen phần lớn là các nốt ruồi có sắc tố. Nốt ruồi này có đặc điểm tương đối nhỏ. Một vài nốt ruồi có thể có lông. Loại bớt này thường phát triển chậm và có thể tồn tại vĩnh viễn. Nếu thấy nốt ruồi đen này ngày càng to ra một cách bất thường, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xử lý kịp thời.

Vết bớt - chàm màu lục lam

Vết bớt - chàm màu lục lamVết bớt - chàm màu lục lam

Vết bớt màu lục lam còn có tên gọi khác là "vết Mông Cổ", khoảng 70% trẻ em sinh ra đều có loại bớt này, chủ yếu ở lưng hoặc mông. Nguyên nhân tạo ra vết bớt - chàm màu lục lam này là do sự kết tủa của sắc tố melanin. Khi trẻ lớn lên, vết bớt sẽ tự biến mất theo thời gian vì melanin được hấp thụ dần.

Vết bớt - chàm màu đỏ

Vết bớt - chàm màu đỏVết bớt - chàm màu đỏ

Vết bớt này có màu hơi hồng đến hơi đỏ, sau đó sẽ sậm màu hơn khi trẻ lớn lên. Chúng có thể xuất hiện ở mặt, lưng, ngực và chân của trẻ. Nguyên nhân gây ra vết bớt này chủ yếu do các vấn đề về mạch máu.

Vết bớt - chàm màu đỏ hay vết bớt rượu vang, thuộc nhóm dị dạng mao mạch và sẽ vĩnh viễn có từ khi trẻ sinh ra. Tuy không biến mất nhưng phần lớn loại bớt này đều lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

2 Những việc bà bầu cần tránh để con không bị các vết bớt - chàm

Thực tế, các vết bớt - chàm không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể dần biến mất theo thời gian khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, những vết bớt xấu xí có thể khiến trẻ mất tự tin vì vẻ ngoài kém thẩm mỹ. Mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau để bé sinh ra không bị các vết bớt - chàm nhé!

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩmMẹ bầu nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Các mẹ bầu nên hạn chế trang điểm đậm, hoặc tốt nhất là không sử dụng mỹ phẩm trong thời kỳ mang thai. Việc thường xuyên trang điểm khiến da hấp thụ nhiều chất hóa học có trong mỹ phẩm như chìhormone,... không tốt cho sức khỏe thai nhi. Hơn nữa, trang điểm nhiều cũng gây hại da, lỗ chân lông nở to khiến da dễ bị mụn hơn.

Các sản phẩm kem dưỡng da có nguồn gốc lành tính và không chứa hormone là những sản phẩm mà mẹ bầu nên sử dụng.

Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại

Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hạiTránh tiếp xúc với hóa chất độc hại

Các mẹ bầu khi mang thai không nên đi nhuộm tóc hay làm nail. Vì các thành phần hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc hay các loại sơn móng tay thường có mùi hắc và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Chưa kể trên thị trường hiện nay bày bán tràn lan rất nhiều loại thuốc nhuộmsơn móng tay chất lượng kém và không được kiểm chứng về độ an toàn. Một số loại còn có thành phần kim loại nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và gây ngộ độc kim loại cho em bé.

Mẹ bầu không nên ăn hoa quả trái mùa

Mẹ bầu không nên ăn hoa quả trái mùaMẹ bầu không nên ăn hoa quả trái mùa

Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại hoa quảrau củ trái mùa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là những thực phẩm mà mẹ bầu nên hạn chế ăn. Bởi phần lớn hoa quả trái mùa đều chứa hormone tăng trưởng.

Mẹ bầu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây rối loại hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc tố da của thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ bị các vết bớt.

Lưu ý bảo vệ vùng da bụng, tránh va chạm

Lưu ý bảo vệ vùng da bụng, tránh va chạmLưu ý bảo vệ vùng da bụng, tránh va chạm

Cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi khi mang thai nên khó có thể thể kiểm soát trong một vài tình huống. Vì vậy, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý bảo vệ dùng da bụng cẩn thận. Nếu bụng của mẹ vô tình va chạm vào mao mạch của thai nhi, điều này có thể khiến mao mạch bị vỡ và tạo nên vết bầm, lâu dần sẽ thành vết bớt - chàm.

Trung bình, những mẹ bầu bị ngã khi mang thai hoặc có va chạm đến bụng thì khi những đứa trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị vết bớt - chàm cao hơn tới 23,5% so với bình thường. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý bảo vệ bụng cẩn thận khi mang thai, tránh bị ngã hay va chạm.

Mẹ bầu nên hạn chế stress, tính khí thất thường

Mẹ bầu nên hạn chế stress, tính khí thất thườngMẹ bầu nên hạn chế stress, tính khí thất thường

Mẹ bầu cần lên kế hoạch làm việc phù hợp và giữ tâm lý tích cực. Bởi lẽ, việc thường xuyên căng thẳng, tính khí thất thường có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone.

Điều này có khả năng tác động đến quá trình trao đổi chất làm tăng sắc tố da của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế suy nghĩ tiêu cực, nóng giận, stress,... trong suốt quá trình mang thai để em bé sinh ra được khỏe mạnh, tránh vết bớt - chàm kém thẩm mỹ.

Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất

Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, hóa chấtKhông tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, hóa chất

Khi mang thai, nếu người mẹ sống trong môi trường ô nhiễm, trẻ khi sinh ra dễ bị chậm phát triển về cả thể chất và trí não. Không những vậy, việc sống trong môi trường ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu.

Việc sống trong môi trường ô nhiễm, mẹ bầu phải tiếp xúc với nhiều hóa chất làm lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố melanin trên cơ thể của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến em bé sinh ra bị những vết bớt, vết chàm xấu xí.

Hy vọng với những thông tin do Tip Hay chia sẻ, các mẹ sẽ lưu ý hơn để bé yêu không bị các vết chàm làm ảnh hưởng đến nhan sắc nhé!

Từ khóa: Cách phòng tránh vết bớt - chàm cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh