Tip hay

Cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ở trẻ nhỏ

Cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ở trẻ nhỏ

Nhọt ống tai là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chỉ mới 1-2 tháng tuổi rất khó nhận biết. Cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ở trẻ qua bài viết nhé!

Nhọt ống tai là tình trạng bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh do tụ cầu khuẩn gây ra khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Trong bài viết này của Tip Hay sẽ tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ngoài, cùng theo dõi nhé!

1 Nhọt ống tai ngoài là gì?

Bệnh nhọt ống tai ngoài được xác định là tình trạng bị nhóm tụ cầu khuẩn xâm nhập, cụ thể là xâm nhập ở tuyến bã nhờn và nang lông, gây viêm nhiễm ở ống tai ngoài.

Bệnh nhọt ống tai ngoài thường xảy ra ở một bên tai và vào mùa hè hơn, gây những đau đớn, khó chịu, thính lực suy giảm.

Nhọt ống tai ngoài là gì?Nhọt ống tai ngoài là gì?

2 Dấu hiệu trẻ bị nhọt ống tai

Bệnh nhọt ống tai thường khó phát hiện, nhất là ở những trẻ nhỏ chưa nói được mà chỉ quấy khóc liên tục mỗi khi đau tai.

Theo Bác sĩ Đỗ Duy Thanh - Khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, để phát hiện sớm bệnh nhọt ống tai ở trẻ thì cha mẹ cần quan sát, kiểm tra trẻ có khóc nhiều hơn mỗi khi ấn nhẹ vào vùng nắp tai mỗi bên hay không.

Nếu trẻ khóc thét ngay thì có chắc chắn rằng tai của bé đang có vấn đề, việc cần làm tiếp theo đó là bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để điều trị.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhọt ống tai ngoài ở trẻ gồm:

  • Sốt nhẹ hay sốt cao kèm với viêm, nhiễm trùng.
  • Trẻ bị đau tai, quấy khóc liên tục.
  • Nhọt bị vỡ sẽ chảy máu và mủ trong ống tai.
  • Thính lực bị suy giảm.
  • Đau khi há miệng hoặc nhai, ấn vào vành tai.

Dấu hiệu trẻ bị nhọt ống taiDấu hiệu trẻ bị nhọt ống tai

3 Các giai đoạn của bệnh nhọt ống tai

  • Giai đoạn 1-2 ngày đầu: Đây là giai đoạn mà bố mẹ khó nhận biết bệnh ở trẻ, do trẻ chỉ quấy khóc nhiều không dứt hoặc lâu lâu khóc thét lên.
  • Giai đoạn 1-2 ngày sau: Ống tai bên trong sưng phù nề, khi soi sẽ thấy nhọt bên trong ống tai.
  • Giai đoạn sau: Đây là giai đoạn nguy hiểm và nặng nề nhất của bệnh. Nhọt ống tai khi sưng lên sẽ có thể tự vỡ và khỏi hoặc tiếp tục lan ra những vị trí khác làm viêm hạch bạch huyết.

Các giai đoạn của bệnh nhọt ống taiCác giai đoạn của bệnh nhọt ống tai

4 Cách phòng tránh nhọt ống tai

Để phòng tránh nhọt ống tai xảy ra ở trẻ thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không ngoái tai trẻ bằng những dụng cụ cứng và không được tuyệt trùng vì tai trẻ rất dễ bị tổn thương.
  • Hạn chế làm trầy xước ống tai.
  • Nên vệ sinh tai sạch sẽ thường xuyên, tránh nước bẩn tồn đọng trong tai gây nhiễm trùng.
  • Nếu phát hiện bất thường như tai đỏ đau, có dịch tiết ra thì bạn cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Cách phòng tránh nhọt ống taiCách phòng tránh nhọt ống tai

Vừa rồi Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu về những triệu chứng, cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ngoài ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các ông bố bà mẹ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc bé!

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa: Cách phòng tránh bệnh nhọt ống tai ở trẻ nhỏphòng tránh bệnh nhọt ống taibệnh nhọt ống tai ở trẻ nhỏbệnh nhọt ống tai ở trẻphòng tránh bệnh nhọt ống tai ở trẻ