Cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
Vải đang vào mùa, đây là thứ trái cây theo mùa rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng ở các địa phương trên cả nước, kể cả xuất khẩu. Tuy nhiên, trước tình trạng vải Trung Quốc trà trộn và cạnh tranh với vải Việt Nam trên thị trường nhà, người tiêu dùng cần vài mẹo phân biệt…
Hiện ở nước ta trái vải đang vào mùa. Tuy nhiên trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản lượng tiêu thụ vải thiều có thể sẽ giảm hơn những năm trước nên trên mạng bắt đầu xuất hiện những thông tin kêu gọi mua vải thiều ủng hộ đồng bào Bắc Giang.
Sẽ có những trường hợp gian thương buôn bán không trung thực, lấy vải Trung Quốc bán nhưng lại rao là vải thiều Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết của Tip Hay để biết cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc nhé!
1
Hình dáng
Vải thiều Việt Nam
Nước ta có 2 vùng trồng vải thiều nổi tiếng là Thanh Hà và Bắc Giang, mỗi vùng cho ra hình dáng vải khác nhau:
- Vải thiều Thanh Hà: Trái khá nhỏ, chỉ bằng ngón chân cái, vỏ căng, nhẵn, quả chín có màu vỏ hồng nhạt, lớp cùi dầy, hạt cực nhỏ (thậm chí nhiều trái không có hạt).
- Vải Bắc Giang: Có nguồn gốc từ Thanh Hà nên cũng có những điểm tương đồng về hình dáng vải Thanh Hà. Tuy nhiên, vải Bắc Giang trái to hơn, khi chín vỏ màu đỏ au chứ không hồng nhạt như vải Thanh Hà.
Nổi tiếng nhất là vải thiều Lục Ngạn (Lục Ngạn là 1 huyện miền núi thuộc Bắc Giang) được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới, điểm phân biệt về hình dáng của nó so với vải Thanh Hà là giữa phần cùi và phần hạt có 1 lớp màng mỏng màu nâu.
Vải thiều Trung Quốc
Xét về hình dáng, vải Trung Quốc trông bắt mắt hơn hẳn so với vải Việt Nam. Trái vải Trung Quốc rất to, kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp nên rất dễ thu hút người tiêu dùng.
2
Hương vị
Mặc dù vải thiều Trung Quốc đang xâm nhập thị trường Việt, nhưng hiện tại Trung Quốc lại vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu mặt hàng vải thiều của Việt Nam (chiếm đến 70% tổng tỷ lệ vải thiều xuất khẩu). Nguyên do đến từ chất lượng thưởng thức.
Vải thiều Việt Nam mà nhất là vải thiều Bắc Giang cho vị ngọt lịm, thanh mát, mùi thơm đặc trưng, rất hợp vị với người sành ăn nhất.
Trong khi đó, vải Trung Quốc có vị ngọt đậm sắc, được ví ngọt như đường hóa học chứ không thanh mát, khiến người ăn cảm thấy e dè, cảm giác như trái vải được tẩm hóa chất...
3
Thời gian thu hoạch
Vải Việt Nam bắt đầu từ tháng 5 dương lịch và chín rộ vào tầm tháng 6. Khoảng thời gian này người tiêu dùng có thể bắt gặp vải bán ở bất kỳ đâu.
Vải Trung Quốc lại thường chính vụ trước vải nước ta khoảng 1 tháng. Căn cứ vào khoảng thời gian này để người mua tránh mua phải vải thiều Trung Quốc.
Tham khảo thêm:
Vải thiều: Tác dụng đối với sức khoẻ, phân loại và cách chế biến
Tip Hay hy vọng với những thông tin hữu ích được cung cấp, phần nào giúp người tiêu dùng giảm tránh nguy cơ mua phải vải thiều Trung Quốc, kém chất hơn nhiều so với sản phẩm xuất xứ Việt Nam.
Bạn sẽ quan tâm:
- Lợi ích tuyệt vời của trái vải và những nguy hại khi ăn vải quá nhiều
- Các loại vải thiều ngon chuẩn hương vị đất Việt
- Vải khô có bao nhiêu calo? Ăn vải khô có béo không?
Chọn mua vải thều tại Tip Hay thơm ngon nhé: