Tip hay

Cách phân biệt tin giả (fake news) về dịch Covid-19 mà ai cũng nên biết

Cách phân biệt tin giả (fake news) về dịch Covid-19 mà ai cũng nên biết

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bạn cần phải nắm bắt, chọn lọc được thông tin từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu xem cách phân biệt tin giả (fake news) về dịch Covid-19 mà ai cũng nên biết.

Các chính quyền địa phương và người dân TP.HCM đang căng mình chống dịch với bao vất vả, lo lắng từ sinh kế cho người lao động tự do, người nghèo tới sức khỏe, tính mạng con người, hàng loạt tin giả liên quan tới dịch Covid-19 vừa qua nổi lên càng khiến cộng đồng hoang mang. Một lần nữa vấn đề chống tin giả lại được đặt ra.

Tin đồn thất thiệt đang lan truyền trên mạng gây hoang mang cho người dânTin đồn thất thiệt đang lan truyền trên mạng gây hoang mang cho người dân

Mỗi người trong chúng ta phải biết cách phân biệt được tin giả, chọn lọc thông tin và cập nhật thông tin từ các trang chính thống, uy tín. Giúp nắm bắt được tình hình dịch bệnh một cách chính xác nhất. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

1 Tin giả (Fake news) là gì?

Tin giả (Fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền nhữngthông tin sai sự thật, các trò bịp thông quá các phương tiện truyền thông hay các trang mạng xã hội.

Từ đó gây nên sự giật gân về tin tức và tạo hướng đi sai lệch trong suy nghĩ của con người. Tuy nhiên, thực chất nó chỉ là tin sai sự thật và không hề được kiểm chứng chính xác bởi người đáng tin cậy.

Tin giả (Fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạoTin giả (Fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo

2 Cách phân biệt tin giả

Mặc dù, có những tin hoàn toàn chỉ là giả mạo nhưng vẫn được nhiều người quan tâm và đưa ra những ý kiến thảo luận. Để phân biệt được tin giả hay tin đồn nào đó đang lan truyền trong cuộc sống thì bạn cần phải lưu ý các điều sau:

Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin

Những nguồn thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org). Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước đều được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh) và có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang.

Kiểm tra tên tác giả và đọc kỹ nội dung

Tin giả thường không để tên tác giả, bạn cần phải đọc kỹ nội dung và kiểm tra tên tác giả thật kỹ để nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ, suy ngẫm lại thông tin này là thật hay giả, không nên dùng sự chủ quan để xem xét.

Những tin giả thường nội dung hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.

Luôn kiểm tra chéo thông tin với các trang mạng uy tín khác

Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.

Cần phải phân biệt và chọn lọc được tin giả để tìm được nguồn tin chính xácCần phải phân biệt và chọn lọc được tin giả để tìm được nguồn tin chính xác

3 Các kênh thông tin về dịch bệnh Covid-19 chính thống, đáng tin cậy

Các kênh liên hệ về tình hình dịch bệnh Covid-19

Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095
Tổng đài hỗ trợ khai báo y tế: 18001119

Bạn có thể liên hệ tới các kệnh này để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời, khi phát hiện các đối tượng thực hiện sai về quy định phòng chống dịch Covid-19 hoặc cảm thấy mình hoặc người thân có những triệu chứng nghi nhiễm bệnh.

Kênh liên hệ về tình hình dịch bệnh Covid-19Kênh liên hệ về tình hình dịch bệnh Covid-19

Các kênh của Bộ Y tế

Website chính của Bộ Y tế

Link truy cập: https://moh.gov.vn/

Website của Bộ Y tế cung cấp thông tin các quyết định, văn bản của Bộ Y tế sẽ được công khai, cung cấp những thông tin chuẩn xác, tin cậy về y tế, chăm sóc sức khoẻ và các vấn đề nóng khác của xã hội.

Website chính của Bộ Y tếWebsite chính của Bộ Y tế

Website riêng của Bộ Y tế về dịch Covid-19

Link truy cập:  https://ncov.moh.gov.vn/

Website riêng của Bộ Y tế về dịch Covid-19 sẽ cung cấp cho bạn biết được cụ thể hơn về diễn biến dịch Covid-19 và các tin tức mới nhất về ca nhiễm mới và những thông báo quan trọng mà người dân cần biết.

Ngoài ra, còn có đầy đủ thống kê về tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại các tỉnh thành của Việt Nam như số ca nhiễm, ca phục hồi, tử vong và tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bạn có thể tra cứu bệnh viện tiếp nhận điều trị Covid-19 và các thông tin hữu ích khác.

Website riêng của Bộ Y tế cho dịch Covid-19Website riêng của Bộ Y tế cho dịch Covid-19

Zalo Bộ Y tế

Link truy cập:  Zalo Bộ Y tế

Ngoài 2 trang web trên, Bộ Y tế có có trang chính thức tại ứng dụng Zalo để người dân có thể cập nhật nhanh nhất tình hình dịch bệnh. Chỉ cần nhấn Quan tâm, các tin tức và thông báo mới nhất sẽ được Bộ Y tế gửi thông báo cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tra cứu thông tin và nhờ trợ giúp như trên website của Bộ Y tế nhưng nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều

Zalo Bộ Y tếZalo Bộ Y tế

Trang Thông tin Chính phủ

Link truy cập:  http://chinhphu.vn/
Facebook:  Thông tin chính phủ

Thông qua các trang website từ chỉnh phủ hoặc mạng xã hội Facebook, người dân sẽ cập nhật kịp thời các thông tin mới nhất về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cùng với những thông tin khác. Biết được các chỉ đạo, điều hành mới nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trang Thông tin Chính phủTrang Thông tin Chính phủ

Báo Sức khỏe và Đời Sống

Link truy cập:  https://suckhoedoisong.vn/

Đây là nơi mà người dân có thể đọc được các bài viết mang tính chuyên môn và độ chính xác cao, mang lại sự tin cậy và hữu ích trong việc chăm sóc và chữa bệnh. Bạn có thể cập nhật thông tin trên các tờ báo bản in giấy được bán trên toàn quốc cũng như website chính thức của báo.

Báo Sức khỏe và Đời SốngBáo Sức khỏe và Đời Sống

Ứng dụng NCOVI

Tải ứng dụng NCOVI:  AndroidiOS

NCOVI là ứng dụng chính thức của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp người dân nắm bắt đầy đủ và nhanh chóng các thông tin và các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 từ Chính phủ.

Ngoài ra, người dân có thể chủ động báo cáo tình hình dịch bệnh tại khu vực để các cơ quan có thể kiểm soát được dịch bệnh, nhờ thực hiện khai báo y tế, báo cáo đối tượng nghi nhiễm xung quanh, cảnh báo khu vực đang có dịch để có lộ trình di chuyển an toàn,...

Ứng dụng NCOVIỨng dụng NCOVI

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)

Link truy cập:  https://vietnamese.cdc.gov/
Tải ứng dụng CDC:  Android và  iOS

Đây là trang web của một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có trụ sở tại tiểu bang Georgia. Trang web này có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt ở giao diện và một số bài viết.

Tại đây, bạn sẽ được cung cấp các thông tin từ Bộ Y tế Hoa kỳ, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng thế giới trong tình hình dịch bệnh phức tạp như thông tin về vaccine, triệu chứng nhận biết cơ thể có nhiễm bệnh hay không, cách chăm sóc người bệnh và cập nhật các thông tin về khoa học như biến chủng mới.

Lưu ý: Trang web chỉ sử dụng tiếng Việt cho một số bài, còn phần lớn là tiếng Anh nên sẽ khó khăn cho một số bạn đọc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)

Trên đây là cách phân biệt tin giả (fake news) về dịch Covid-19 mà Bách hoá XANH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách phân biệt tin giả và các kênh thông tin về dịch bệnh Covid-19 chính thống, đáng tin cậy.

Bạn có thể quan tâm:

Tip Hay

Từ khóa: Cách phân biệt tin giả (fake news) về dịch Covid-19 mà ai cũng nên biếtcovid-19tin giảfake newssức khỏeứng dụngtra cứu thông tincovid-19tin giảfake newssức khỏeứng dụngtra cứu thông tin