Cách nhận biết và nguyên nhân bệnh thận mạn ở trẻ
Bệnh thận mạn có những triệu chứng gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Xử lý ra sao nếu trẻ mắc bệnh này? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời.
Thận mạn là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ em có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn nên bạn cần tìm hiểu kỹ để phòng ngừa cho trẻ. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
1
Cách nhận biết bệnh thận mạn ở trẻ
Các triệu chứng phổ biến ở trẻ mắc bệnh thận mạn bao gồm: biếng ăn, chậm lớn. thường hay nôn mửa. Trẻ mắc bệnh có biểu hiện uống nước nhiều và đi tiểu nhiều, chậm dậy thì, da xanh xao, thiếu máu, cao huyết áp và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như còi xương, loạn dưỡng xương, tràn dịch màng tim, co giật,...
Nhìn chung, tùy từng trẻ em mà các triệu chứng cũng khác nhau. Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng thậm chí có những triệu chứng tiềm ẩn khó phát hiện hoặc đi kèm với các triệu chứng của bệnh nền. Các yếu tố gây còi xương, chậm phát triển thể chất ở trẻ là do không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, năng lượng hoặc chất đạm.
Trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g), trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, mẹ bầu bị bệnh hoặc dùng thuốc không tốt cho thận trong thai kỳ, thận của trẻ cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn.
2
Nguyên nhân bệnh thận mạn ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mạn ở trẻ, trong đó chủ yếu là do các dị dạng đường tiết niệu gồm: Thận đa nang (van niệu đạo sau, bàng quang thần kinh), bệnh cầu thận (viêm thận lupus, hội chứng thận hư,...). Bệnh thận do dị dạng đường tiết niệu thường diễn tiến chậm đến giai đoạn cuối.
Ngoài ra, theo BS. Nguyễn Văn Liên, bệnh lý cầu thận cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận mạn ở trẻ em. Theo một số nghiên cứu, khoảng 30% số trẻ mắc bệnh thận mạn là do cầu thận, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn tại các nước đang phát triển.
Bệnh thận mạn thường tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, mức lọc cầu thận chưa giảm, đến giai đoạn cuối nặng hơn, bệnh nhân sẽ cần các biện pháp điều trị thay thế.
3
Làm gì khi trẻ mắc bệnh thận mạn
Trẻ mắc bệnh thận mạn cần được chữa trị tùy theo từng giai đoạn và mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ chỉ định lộ trình điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đều dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo năng lượng, bổ sung canxi, hạn chế protein và phosphat,... Trẻ bị thận mạn cần được điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
Không dùng muối nước nếu người bệnh bị phù nề, cao huyết áp, suy tim,... Có thể xem xét dùng lợi tiểu, bù natri tùy theo nhu cầu nếu cơ thể không đáp ứng với việc hạn chế muối nước. Ngoài ra cần theo dõi chi tiết chiều cao, cân nặng, huyết áp của cơ thể. Trẻ cần hạn chế tiêu thụ phosphat, có thể bổ sung canxi trong chế độ ăn nếu thiếu.
Bệnh nhân nên tới khám định kỳ mỗi 2 tuần - 1 tháng để được theo dõi và điều trị. Chú ý rằng căn bệnh này rất khó lường, ở một số trẻ sẽ không có triệu chứng cụ thể cho đến giai đoạn cuối, vì thế bạn nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời, tránh để đến khi bệnh giai đoạn cuối, khó chữa trị và gây tốn kém.
Trên đây là cách nhận biết và nguyên nhân gây bệnh thận mạn ở trẻ. Ngoài ra bài viết cũng đưa ra một vài phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, triệu chứng và tình trạng bệnh ở mỗi trẻ là khác nhau, do đó, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống