Cách nhận biết tôm tiêm hóa chất
Tôm có thể bị tiêm hóa chất hay tạp chất như nước muối, bột Agar, Glixerin… hay thậm chí cả ngâm urê nhằm tăng trọng lượng tôm, giữ tôm tươi lâu hòng kiếm lợi nhuận. Làm cách nào để nhận biết tôm “tiêm hóa chất”?
Cũng giống như các loại trái cây, tôm cũng đang rất cần người giải cứu trước tình hình không thể xuất khẩu. Nhiều người lợi dụng tình trạng này để tiêm thuốc vào tôm nhằm tăng trọng lượng, kiếm thêm thu nhập. Đây là một hành động vô cùng nguy hiểm, vì những thứ được tiêm vào bên trong sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của người ăn phải.
Tôm bị tiêm hóa chất, đặc biệt ở dạng lỏng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải tôm này, người dùng dễ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thương hàn, kiết lị… Nguy hại hơn nếu tôm “ngậm” urê, người dùng có nguy cơ bị ngộ độc cấp, ngộ độc mãn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ… Nhận biết tôm sạch và tôm tiêm hóa chất trước vì lợi ích sức khỏe, sau để bảo vệ lợi ích kinh tế của người tiêu dùng.
1
Cách nhận biết tôm tiêm hóa chất
- Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm sẽ mềm, cong.
- Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường.
- Tôm bị ngâm ure thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang.
- Phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân.
- Gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch.
- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị xòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.
- Khi chế biến: Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ.
- Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.
2
Cách chọn mua tôm ngon, sạch
- Ưu tiên hàng đầu là loại tôm còn đang nhảy hay đang bơi, chân và càng không bị gãy, vỏ tôm sáng bóng, thớ thịt trong và gắn chặt với vỏ.
- Trường hợp mua tôm được trữ lạnh, nên kiểm tra con tôm bằng cách kéo thẳng mình tôm. Nếu các khớp nối giữa các đốt khít là tôm còn mới, còn khớp rộng là tôm đã trữ lạnh quá lâu.
- Với tôm sú, không chọn loại có vỏ đã chuyển sang màu hồng vì tôm đó rất dễ ươn.
- Chọn tôm he cần chọn loại tôm còn sống, vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen.
- Tôm sắt không chọn mua con có màu hồng đậm, vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.
Khi mua về chế biến mà thấy tôm có những biểu hiện bất thường như thịt nhão, có mùi lạ… thì an toàn nên đổ bỏ để tránh nguy cơ ngộ độc.
Tôm là món ngon giàu dinh dưỡng, nhưng nếu không chọn đúng tôm ngon và sạch thì rất có thể “tiền mất tật mang”! Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm cho cách bạn một số thông tin về cách chọn tôm sạch, giúp việc giải cứu tôm của bạn sẽ an toàn hơn.
Bạn sẽ quan tâm: