Tip hay

Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19

Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19

Việc trẻ nhỏ đi học trực tiếp trở lại khiến số bé mắc virus Corona tăng với số lượng lớn. Nhận biết thế nào những dấu hiệu cho thấy bé mắc Covid-19?

Việc trẻ nhỏ bắt đầu đến trường đi học trực tiếp làm gia tăng các trường hợp bị mắc virus Corona. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Tip Hay để biết cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 để có phương pháp điều trị và ăn uống phù hợp nhé!

1 Khi nào nghi ngờ trẻ có nguy cơ nhiễm Covid-19?

Trẻ bị sốt và một trong những triệu chứng của bệnh đường hô hấp: Ho, đau họng, khó thở...và có 1 trong các yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19

  • Đã từng có tiền sử ở/đi/đến/qua vùng dịch tễ (đây là những nơi có ghi nhận ca mắc Covid-19, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động) trong thời gian 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
  • Đã có tiền sử tiếp xúc với ca bệnh Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với ‎các người bị nghi nhiễm trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các ‎triệu chứng. Bao gồm:
    • Tiếp xúc với nhân viên y tế mắc Covid-19 tại các cơ sở y tế.
    • Tới thăm bệnh nhân hoặc ở cùng phòng với người mắc Covid-19.
    • Tiếp xúc trực tiếp (trong phạm vi ≤ 2m) với các trường hợp bệnh nghi nhiễm hoặc xác định mắc Covid-19.
    • Sống chung nhà với người bị nghi nhiễm hoặc đã mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
    • Đi học cùng lớp (nhà trẻ, trường học…) với người mắc Covid-19 hoặc người bị nghi nhiễm.
    • Đi du lịch, vui chơi với các bệnh nhân mắc Covid-19 hoặc những ca nghi nhiễm.
    • Ngồi trên cùng một phương tiện di chuyển (cùng hàng, phía trước hoặc sau hai hàng ‎ghế) với người bị nghi nhiễm hoặc đã mắc Covid-19.
  • Trẻ nhập viện có các triệu chứng và biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ‎nặng nhưng không biết nguyên nhân.
  • Trẻ có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thông qua test nhanh.

 Khi nào nghi ngờ trẻ có nguy cơ nhiễm Covid-19? Khi nào nghi ngờ trẻ có nguy cơ nhiễm Covid-19?

2 Dấu hiệu trẻ mắc virus Corona

Theo dõi thời gian ủ bệnh

Thông thường thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Tuy nhiên bây giờ đã xuất hiện các biến chủng khác nhau nên thời gian ủ bệnh cũng sẽ có sự chênh lệch:

  • Các chủng virus Corona như MERS và SARS: 2 chủng này có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 11 ngày.
  • Đối với chủng mới: thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, trung bình khoảng 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus vẫn có thể lây lan cho người khác.

Các biến chủng khác nhau sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhauCác biến chủng khác nhau sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau

Triệu chứng khởi bệnh

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ho khan
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Nghẹt mũi/sổ mũi
  • Mất vị giác/khứu giác
  • Nôn và tiêu chảy, đau cơ
  • Các triệu chứng khác ít gặp hơn: rối loạn nhịp tim, Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…), gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não),...

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng. Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, đau ‎họng, sổ mũi, mệt mỏi,...sau khoảng 1-2 tuần sẽ tự hồi phục. Vào ngày thứ 5-8 chỉ khoảng 2% trẻ biến chuyển nặng.

Các yếu tố tiên lượng nặng: trẻ chậm phát triển, bại não, mắc bệnh phổi mạn, trẻ béo phì, suy giảm miễn dịch, tiểu đường, mắc tim bẩm sinh…

Trẻ bị sổ mũi là dấu hiệu khi mắc virus CoronaTrẻ bị sổ mũi là dấu hiệu khi mắc virus Corona

3 Cách điều trị Covid-19 cho trẻ

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), đối với trẻ mắc thể nhẹ, điều trị tại nhà không dùng thuốc cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ nằm ở phòng cách ly, hoặc làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
  • Sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Bổ sung nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol cho trẻ
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc cho bú sữa mẹ đầy đủ.
  • Người chăm sóc cần vệ sinh răng miệng, cơ thể và mũi họng cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ lớn tập thể dục tại chỗ kết hợp tập thở tối thiểu 15 phút/ngày.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ: Đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi nào trẻ bị sốt. Đo chỉ số SpO2 tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi nào trẻ mệt mỏi, thở ‎gấp hoặc khó thở. Khai báo y tế đầy đủ thông qua qua điện thoại, ứng dụng

Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ ít nhất 2 lần/ngàyĐo nhiệt độ cơ thể cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày

Báo ngay với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường như:

  • Trẻ sốt trên 38 độ C.
  • Trẻ lớn kêu khó thở, tức ngực. Trẻ nhỏ khóc quấy hoặc có biểu hiện bất thường.
  • Trẻ kêu họng đau rát, ho khan.
  • Trẻ có biểu hiện tiêu chảy.
  • Đo chỉ số SpO2 dưới 96%.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, không chịu chơi.
  • Trẻ chán ăn, không chịu bú.

Trẻ nhỏ khóc quấy nên báo ngay cho y tếTrẻ nhỏ khóc quấy nên báo ngay cho y tế

Đối với trẻ cần điều trị bằng thuốc

  • Sử dụng kháng thể kháng virus: Chỉ sử dụng cho trẻ hơn 12 tuổi, nặng từ 40kg trở lên và có những yếu tố sẽ bị diễn biến nặng (trẻ bị bệnh nền và không phải đối tượng chống chỉ định dùng thuốc).
  • Trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình chưa cần hỗ trợ oxy. Thời gian mắc bệnh dưới 10 ngày được sự đồng ý của người giám hộ. Thuốc chỉ được sử dụng trong bệnh viện.
  • Thuốc casirivimab liều 600mg + imdevimab liều 600mg. Dùng liều duy nhất.

Phương pháp điều trị hỗ trợ

  • Dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ và dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38.5 độ C.
  • Dùng thuốc ho, khuyên dùng thuốc ho thảo dược.
  • Dùng các loại vitamin tổng hợp và khoáng chất
  • Điều trị bệnh nền theo phác đồ.

Trẻ điều trị bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩTrẻ điều trị bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Đối với trẻ cần cách ly tập trung

  • Phải có người giám sát trẻ trong thời gian trẻ cách ly
  • Người chăm sóc không rời khỏi phòng cách ly và không tiếp xúc với những người khác
  • Chỉ dẫn cho trẻ cách vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên...
  • Người chăm sóc theo dõi sức khỏe của trẻ và bản thân. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ phải báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ F0 tại nhà theo hướng dẫn của bệnh viện nhi Trung ương

Hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay thường xuyênHướng dẫn cho trẻ cách rửa tay thường xuyên

4 Cho trẻ ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột của bạn và giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bổ sung các loại vitamin (vitamin A, B6, B12, C, axit folic, chất đồng, selen, chất sắt,...). Đây là những chất quan trọng có trong các chế độ ăn như:

Tham khảo thêm: Bị Covid nên ăn gì, kiêng gì để sớm hồi phục, mau khỏi bệnh?

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh giúp tăng cường sức đề khángCho trẻ ăn nhiều rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 và cách để điều trị bệnh cho trẻ. Đừng quên theo dõi Tip Hay để cập nhật thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống, unicef.org

Từ khóa: Cách nhận biết dấu hiệu trẻ mắc Covid-19dấu hiệu trẻ mắc covid