Cách nấu cơm cho người tiểu đường ngon miệng, tốt sức khỏe
Người tiểu đường ăn cơm được nấu như thế nào thì vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon miệng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay của Tip Hay nhé!
Cơm là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên trong cơm chứa nhiều tinh bột nên gây khó khăn cho người bị tiểu đường trong việc ăn uống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách nấu cơm cho người bị tiểu đường vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe nhé.
1
Những ảnh hưởng của gạo với người bị tiểu đường
Cơm là thực phẩm quen thuộc với hầu hết người Việt Nam và là món luôn xuất hiện trong những bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên trong cơm lại có chỉ số đường huyết (GI) khá cao lên đến 72 đồng thời giàu carb. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường vì nếu họ ăn nhiều cơm sẽ gây nên tình trạng tăng lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu từ Đại học Y tế Công cộng Harvard, những người ăn cơm trắng nhiều và thường xuyên còn là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, thậm chí còn cao hơn cả những người uống nước có ga. Các nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên hệ giữa cơm trắng và bệnh tiểu đường của người châu Á luôn cao hơn so với người ở các nước châu Âu.
2
Lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu?
Mặc dù cơm trắng có chỉ số đường huyết GI cao tuy nhiên bạn không cần thiết phải kiêng hoàn toàn cơm trắng khỏi các bữa ăn.
Theo khuyến cáo của Viện Quốc gia về Bệnh Đái tháo đường, Tiêu hoá và Bệnh thận (NIDDK), bệnh nhân tiểu đường có thể tiêu thụ ½ lượng carb mỗi ngày từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc này cần nhiều thời gian để phân hủy nên sẽ làm chậm tốc độ tăng đường huyết của cơ thể.
Vì thế, bạn có thể thay một phần cơm trắng trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt để cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể.
3
Cách nấu cơm cho người tiểu đường
Để nấu cơm cho người tiểu đường đúng cách, vừa mang đến sự ngon miệng vừa bảo đảm sức khỏe thì bạn hãy theo dõi những bước sau đây:
4
Một số lưu ý cho người tiểu đường trong ăn uống
Ăn theo nhu cầu thực tiễn của cơ thể
Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà chế độ ăn sẽ khác nhau, bạn cần phải tính toán chính xác để biết được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đó căn chỉnh lượng thức ăn và lượng đường phù hợp nạp vào mỗi ngày.
Kiểm soát lượng thức ăn
VIệc kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là điều cần thiết vì việc này sẽ giúp tránh nguy cơ tăng chỉ số đường huyết và gây tránh tình trạng béo phì do ăn quá nhiều. Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày thành 5 - 6 bữa để lượng đường và thức ăn nạp vào cơ thể trong một thời điểm không quá nhiều.
Thay đổi trình tự ăn
Người bệnh tiểu đường nên thay đổi trình tự ăn uống của mình bằng cách ăn những loại rau củ và canh trước rồi ăn cơm sau. Việc này sẽ tạo cảm giác ngang bụng, giảm nhu cầu ăn cơm nhiều và giúp việc hấp thụ tinh bột chậm đi đáng kể.
Cơm là một loại thực phẩm cần thiết cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của mỗi người, tuy nhiên cần phải có phương pháp và những lưu ý trong việc ăn cơm đối với người bệnh tiểu đường. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích cho sức khỏe của mình nhé.
Nguồn: Medlatec.vn, Hellobacsi.com