Cách làm vải thiều sấy khô nhanh và đơn giản tại nhà
Vải thiều tươi ngon, mọng nước với hàm lượng dinh dưỡng cao luôn là món yêu thích của các chị em. Nhưng vải thiều chỉ chín rộ vào tháng 6 - 7, do vậy nhiều người tìm đến vải thiều sấy khô với mong muốn có được dưỡng chất từ trái vải quanh năm.
Ngoài những trái vải tươi ngon, mọng nước thì vải thiều sấy khô cũng là một trong những món ngon khoái khẩu của rất nhiều người. Cùng Tip Hay học ngay công thức làm món vải thiều sấy đơn giản, chất lượng và rất thơm ngon trong bài sau đây nhé!
1
Cách làm vải thiều sấy khô truyền thống
10 phút Chế biến
240 phút Dành cho
3 - 4 người
Nguyên liệu làm vải thiều sấy khô
Cách làm vải thiều sấy khô
Vải sau khi mua về các bạn dùng kéo cắt khoảng 0.5 cm - 1 cm cuống.
Các bạn cho vải vào ngâm trong nước muối khoảng 30 phút sau đó rửa sạch, để ráo nước.
Xếp đều vải lên khay sấy, tránh xếp chồng lên nhau, như vậy sẽ khó sấy đều. Tiến hành sấy vải trong lò nướng với 100 độ C trong 3 - 4 tiếng. Trở mặt vải và lặp lại thao tác 2 - 3 lần đến khi vỏ vải khô giòn.
Nếu không có lò thì các bạn có thể đem phơi nắng trong vòng 3 - 4 ngày.
Mẹo hay:
- Để giữ hương vị thơm ngon của vải thì bạn
nên sấy sau khoảng 1-2 giờ và chú ý đến nhiệt độ và thời gian sấy phù hợp.
- Trước khi sấy thì bạn nên
phơi vải từ 1-2 giờ đến khi sấy vỏ sẽ ít bị nứt.
Món vải thiều sấy khô với cùi long vải thơm dẻo, ngọt sắc, sờ không dính tay, mang lại hương vị ngon ngọt rất tinh tế và thanh tao. Bạn có thể để nguội rồi đem bảo quản trong túi kín để ăn dần.
Tham khảo thêm:
Cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
2
Cách làm vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu
10 phút Chuẩn bị
4 giờ 10 phút Dành cho
3-4 người
Nguyên liệu làm vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu
- Vải tươi 1 kg
- Muối 1 muỗng cà phê
Cách làm vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu
Sau khi mua vải về, bạn dùng kéo cắt nó khỏi bó, để lại khoảng 0,5 cm phần cuống. Sau đó ngâm với nước muối loãng 15 phút, vớt ra để ráo.
Cho nước vào nồi rồi bắc lên bếp, khi nước sôi thì cho vải thiều vào đun khoảng 3 phút. Sau đó lấy ra và để khô.
Bạn làm nóng lò ở 180 độ C bằng chế độ làm nóng trước. Khi lò đã nóng, bạn cho vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 30 phút.
Khi hết thời gian, bạn kiểm tra và sấy thêm 7 lần ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút. Nói cách khác, tổng thời gian sấy là 4 giờ.
Thế là vải thiều khô đã hoàn thành, để nguội rồi thưởng thức hoặc mang đi bảo quản.
Vải thiều sấy khô bằng nồi chiên có màu nâu sẫm rất hấp dẫn, vị ngọt thanh, ăn cực cuốn. Đây là món ăn hoàn hảo để pha nhiều loại nước để giải khát hoặc nhâm nhi cùng bạn bè.
Để bảo quản vải thiều sấy khô thì sau khi quả vải nguội hẳn, bạn cho vào túi nilon hoặc hộp có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, hơi ẩm.
Tham khảo thêm:
'Bật ngửa' với cách dùng cục nóng máy lạnh làm vải sấy của cô gái trẻ
3
Các món ngon làm từ vải sấy khô
Ngoài cách ăn trực tiếp như món ăn vặt mà chúng ta thường áp dụng, thì vải sấy khô cũng có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bài thuốc hay như:
Vải sấy khô ngâm rượu
Rượu vải sấy khô có mùi thơm đặc trưng, hương vị ngọt nhẹ dễ uống và tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, uống rượu vải sấy khô có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm viêm, bảo vệ tim mạch,...
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn cách làm và tác dụng vải sấy khô ngâm rượu
Vải sấy khô nấu chè
Nhờ có vị ngọt thơm riêng mà cùi vải khô có thể thêm vào các món chè cũng rất thích hợp, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như: Táo đỏ, hạt sen, sương sáo để giải nhiệt, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể.
Tham khảo thêm:
Cách nấu chè vải sấy khô thơm ngon, đơn giản tại nhà
Nấu nước uống giải khát
Bạn có thể lấy cùi vải khô để sắc nước uống, giúp bổ máu, cải thiện trí nhớ, làm đẹp da,...ngoài ra còn tốt cho người gầy, người bệnh tim, phụ nữ sau sinh cần bồi bổ,...
Tip Hay mong rằng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm vải thiều sấy khô và các kiến thức dinh dưỡng về món này đã giúp bạn học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích và sẽ thưởng thức được vải sấy thật thơm ngon và bổ dưỡng nhé. Chúc bạn luôn vui!