Cách làm tỏi ngâm giấm trắng giòn ăn phở không bị xanh
Tỏi ngâm giấm sẽ làm bát phở dậy mùi thơm, hấp dẫn hơn. Cùng tìm hiểu cách làm tỏi ngâm giấm ăn liền dùng để ăn phở, đảm bảo tỏi không bị xanh
Tỏi là một nguyên liệu khá quen thuộc trong mọi gia đình và tỏi thường được dùng để chiên, xào,... chế biến các món ăn với công dụng khử đi mùi tanh của thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngâm với giấm để tạo thành một món dưa kiệu ăn kèm với các món ăn khác vô cùng thơm ngon.
Không những thế, ăn tỏi ngâm giấm sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống lão hoá và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cùng nhiều lợi ích khác mà tỏi mang đến.
Tỏi ngâm bị xanh thật ra không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, chất lượng tỏi và lợi ích với sức khỏe sẽ bị giảm đi nhiều so với tỏi ngâm đúng cách. Hôm nay, Tip Hay sẽ gợi ý cách làm tỏi ngâm trắng giòn mà không bị xanh. Cùng theo dõi nhé.
10 phút Chế biến
10 phút Dành cho
2 - 3 người
1
Nguyên liệu làm tỏi ngâm
-
5 - 10 củ tỏi
-
200ml giấm ăn
-
25g phèn chua
-
10 trái ớt tươi, không bị mềm và héo
-
1 trái chanh hoặc tắc
-
Nước lọc
-
1 cái hũ đựng bằng thủy tinh có nắp đậy
Lưu ý:
Để tỏi ngâm giấm được ngon bạn nên chọn những loại tỏi có đặc điểm sau đây:
- Nên mua loại
tỏi ta hoặc tỏi Lý Sơn bởi tỏi này có
tép nhỏ và đều nhau, có mùi thơm và ít cay nồng. Nếu tỏi ngoại sẽ có tép lớn ăn sẽ bị xốp không đủ chất dinh dưỡng.
- Nên
chọn tỏi già, cứng để tỏi ngâm không bị xanh. Vì khi tỏi non nên khi ngâm,
các chất trong tỏi non tiết ra, gặp dấm ăn và chuyển màu xanh.
- Chọn củ tỏi ta có màu
bên ngoài hơi tím, vỏ bên ngoài đầu củ tỏi phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng, không được nhăn.
- Tránh chọn những củ tỏi có
nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm.
>> Phân biệt tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi Trung Quốc trà trộn
2
Cách làm tỏi ngâm
Bước 1
Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bóc sạch vỏ, bạn có thể thái lát hoặc chẻ đôi. Tuy nhiên để nguyên tép thì tỏi sẽ giòn hơn (có thể cho một nửa thái lát một nửa để nguyên tép). Sau đó, pha theo tỉ lệ 1 lít nước với 30g đường và cho tỏi vào ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra để ráo. Cách này giúp tỏi ớt không bị chuyển sang màu xanh.
>> Bí quyết bóc tỏi siêu nhanh
Chanh, ớt rửa sạch bỏ cuống. Phần ớt có thể bỏ hạt, cắt lát mỏng hoặc có thể để nguyên trái tuỳ theo ý thích.
Bước 2
Làm nước ngâm
Đun sôi 400ml nước lọc với phèn chua, sau đó cho tỏi vào trụng sơ rồi vớt ra để ráo. Công đoạn này có tác dụng tạo độ cứng giòn, tỏi sẽ không bị nhũn trong quá trình ngâm nên khi cho tỏi vào trụng thì vớt ra nhanh để tránh bị mềm.
Pha: 200ml giấm, 100ml nước lọc, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê muối và bột tỏi. Sau đó cho hỗn hợp này vào nồi đun sôi và để nguội.
>> Bột tỏi là gì? Công dụng đa năng của bột tỏi
Bước 3
Tiến hành ngâm tỏi
Cho tỏi, ớt và hỗn hợp giấm trắng vào hũ thủy tinh sao cho giấm phải ngập hết tỏi và ớt. Cuối cùng bạn đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Bước 4
Thành phẩm
Tỏi ngâm khoảng 10 - 15 ngày thì có thể dùng được, tỏi ngon khi thấy có màu đục nhẹ, tép tỏi trắng giòn không bị úng và phần giấm không bị đóng váng và có hương thơm mùi tỏi ớt nồng.
3
Thưởng thức
Cạnh bát phở thì bạn chỉ cần cho vài lát tỏi ngâm với một ít nước giấm vào bát và bắt đầu thưởng thức được rồi nhé. Mùi hương của tỏi sẽ làm cho bạn kích thích vị giác và ăn ngon hơn.
Thật đơn giản để có thể làm được món tỏi ngâm giấm vừa giòn mà không bị xanh để ăn kèm với phở hoặc bún phải không nào. Bách hoá XANH chúc bạn thành công nhé.