Cách làm dưa kiệu cực hấp dẫn theo kiểu miền Trung
Dưa kiệu là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình mỗi khi vào dịp tết. Tip Hay xin chia sẻ cách làm món dưa kiệu theo kiểu miền trung đơn giản và hấp dẫn
Dưa kiệu là món ăn chống ngán hiệu quả ở những bữa ăn lắm thịt cá, nó có vị chua chua ngọt ngọt, thường được ăn kèm với bánh tét hay cuốn với bánh tráng, thậm chí ăn chung với món thịt kho tàu ăn rất được cơm. Dưới đây là cách làm dưa kiệu kiểu miền trung mà bạn có thể tự làm cho gia đình
1
Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp
10 giờ Chuẩn bị
30 phút Dành cho
3-4 người
Nguyên liệu làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp
-
Củ kiệu: 200gr
-
Cà rốt: 200gr cà rốt tươi
-
Ớt: 5 – 7 trái
-
Đu đủ xanh: bạn lấy ½ quả đu đủ xanh (có thể thay bằng su hào non)
Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp
Củ kiệu ngâm nước tro trong 10 tiếng, sau đó đem rửa sạch rồi cắt bỏ đi phần lá, lột vỏ bên ngoài ra và giữ lại phần củ trắng.
Đu đủ mua về các bạn gọt vỏ, ngâm sơ qua với nước muối loãng từ 3-5 phút cho bớt nhựa rồi rửa sạch bằng nước lạnh, loại bỏ ruột rồi dùng dao tỉa, tỉa thành từng răng cưa.
Cà rốt gọt hết phần vỏ bên ngoài rồi đem rửa sạch với 3 lần nước. Sau đó, bạn thái cà rốt thành các lát mỏng và tỉa hoa.
Bạn chuẩn bị một chậu nước muối loãng lớn rồi đổ các nguyên liệu còn lại tất cả vào ngâm. Sau khoảng 15 - 20 phút, bạn vớt ra mẹt bằng tre.
Sau đó, phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà
Khi các nguyên liệu săn vào một mức nhất định. Các bạn nên chú ý công đoạn này, không nên phơi quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai.
Sau khi các nguyên liệu được phơi khô vừa phải, bạn chuẩn bị một nồi nhỏ, cho 150ml nước lọc và 500ml nước mắm vào chung. Sau đó, bắc nồi lên bếp đun sôi.
Khi hỗn hợp nước lọc và nước mắm sôi, bạn cho tiếp 2 thìa cà phê đường vào và khuấy đều cho tới khi đường tan hết rồi tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội hẳn.
Phần nguyên liệu đã được phơi khô, cho các nguyên liệu phơi vào một hũ nhựa hoặc thủy tinh lớn. Sau đó, đổ ngập phần hỗn hợp nước mắm đường vào và ngâm trong khoảng 2 ngày là đã có thể đem thưởng thức.
Màu của dưa kiệu sau khi ngâm 10 ngày xong rất đẹp, trơn bóng. Để bảo quản dưa kiệu tốt nhất bạn để trong ngăn mát tủ lạnh, rất tiện lợi và giữ kiệu ngon hơn
Tham khảo thêm:15
món ăn ngày Tết miền Trung
2
Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua
15 giờ Chuẩn bị
1 giờ Dành cho
3-4 người
Nguyên liệu làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua
-
1 kg kiệu
-
200 gram đường
-
500 ml giấm nuôi
-
1 viên phèn chua
-
Một ít muối
Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua
Chuẩn bị một thau nước và khuấy đều cùng 3 muỗng muối tạo thành hỗn hợp nước muối loãng.
Củ kiệu bạn rửa sạch và cho vào hỗn hợp nước muối ngâm trong khoảng 12 giờ. Bước này sẽ giúp củ kiệu dai giòn hơn khi ăn và còn giúp giảm mùi hăng cho củ kiệu.
Bạn hòa 1 viên phèn chua vào thau nước đủ cho lượng củ kiệu. Sau khi ngâm muối xong bạn sẽ ngâm hỗn hợp trong nước phèn chua trong khoảng 2 - 3 giờ. Cách này sẽ giúp củ kiệu giữ được màu trắng đẹp mắt.
Sau khi ngâm xong, bạn vớt củ kiệu ra và rửa lại với nước sạch nhiều lần. Tiếp đến, bạn làm sạch phần vỏ, rễ và ngọn của củ kiệu, sau đó để ráo.
Bạn đong hỗn hợp theo tỷ lệ 200 gram đường – 1 bát giấm – 1/2 thìa muối và bắt lên bếp nấu cho sôi lăn tăn, sau đó tắt bếp và để nguội.
Trước khi ngâm, bạn cần phải làm sạch và phơi khô hủ thủy tinh. Sau đó xếp củ kiệu vào hủ, có thể thêm củ cà rốt và ớt sừng để tạo màu sắc.
Bạn rót từ từ hỗn hợp giấm đường đã nguội vào hủ sao cho ngập hết củ kiệu. Tiếp đến hãy đóng nắp và đợi khoảng 7 - 10 ngày là có thể dùng được rồi nhé.
Từ nay không cần ra đi đâu xa bạn vẫn có thể tự làm món dưa kiệu tại nhà. Bạn có thể ăn kèm củ kiệu với bánh tráng hoặc những món ăn ngày Tết. Cùng vào bếp trổ tài ngay nhé!
Bỏ túi ngay
cách làm dưa món đu đủ chay giòn ngon. Dưa món chuẩn vị, ăn kèm với món nào cũng ngon.
3
Lưu ý khi làm và cách bảo quản củ kiệu
Chú ý khi cắt gốc không được cắt vào củ, sau khi rửa sạch nhớ phơi nắng cho khô, nếu ẩm dễ bị hư. Bạn cần đun sôi nước để ngâm hành và kiệu. Chú ý cho lượng muối vừa phải, không quá mặn cũng không quá loãng để hành được giòn hơn và để được lâu hơn.
Để lọ ngâm hành và dưa chuột trong khoảng hai ngày, cho đến khi hành ngấm gia vị và có vị chua ngọt. Đổ đầy toàn bộ lọ (nếu lọ nhỏ) hoặc vớt hành ra cho vào hộp và bảo quản kín trong ngăn mát tủ lạnh. Nhờ đó, củ kiệu không quá chua và tăng thêm độ giòn ngon.
Phía trên là cách làm món dưa kiệu chuẩn vị miền Trung với nguyên liệu dễ tìm và rất dễ làm. Tip Hay chúc bạn làm thành công.
Có thể bạn quan tâm: