Cách làm bánh bò thốt nốt An Giang thơm ngon chuẩn vị
Bánh bò thốt nốt là đặc sản của mảnh đất An Giang rất được du khách và người dân nơi đây ưa chuộng. Cùng tìm hiểu cách làm loại bánh độc đáo này bạn nhé!
1
Cách làm bánh bò thốt nốt chuẩn vị An Giang
15 phút Chế biến
30 phút Dành cho
3 - 4 người
Bánh bò thốt nốt là một trang những đặc sản và món không nên bỏ qua khi ghé thăm An Giang. Hôm nay Tip Hay sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món bánh này thơm ngon chuẩn vị nhé!
Nguyên liệu làm bánh bò thốt nốt An Giang
-
200g đường thốt nốt.
-
350ml nước dừa tươi, 40ml nước lọc
Mẹo hay: Để chọn được đường thốt nốt ngon, bạn nên chọn loại đường có vị đặc trưng của thốt nốt hoặc hơi khét khi ngào thủ công, đường có vị chua nhẹ và ngọt thanh. Không nên chọn những loại đường có độ sáng, óng ánh hoặc vị ngọt gắt vì đây là loại đường đã qua pha trộn bạn nhé.
Cách làm bánh bò thốt nốt An Giang
Ở bước này, bạn cho 40ml nước lọc vào chén nhỏ rồi cho 1 muỗng đường cùng 8g men nở vào, trộn đều đến khi thành hỗn hợp mịn. Sau đó bạn ủ hỗn hợp trong 10 phút.
Đầu tiên, bạn cho vào tô 200g bột gạo và 60g bột năng, sau đó thêm vào tô 1 muỗng cà phê muối rồi trộn đều hỗn hợp này. Tiếp đến bạn rây bột cho thật mịn, không để bột vón cục.
Tiếp theo, bạn cho men nở đã ủ vào hỗn hợp rồi cho thêm 250ml nước dừa tươi vào. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp đến khi tan đều vào nhau và độ lỏng đạt như hình minh họa là được. Kế đến bạn ủ chỗ bột này trong vòng 60 phút.
Bạn cho vào chảo 200g đường thốt nước cùng 100ml nước dừa tươi rồi nấu lên. Trong khi nấu bạn đảo thật đều tay cho đường tan hết tạo thành dung dịch nước đường thì tắt bếp.
Với phần bột đã ủ trước đó, bạn trộn lại lần nữa cho đều, sau đó bạn thêm nước đường thốt nốt và 1 muỗng canh dầu ăn vào. Tiếp đến, bạn trộn đều hỗn hợp sau đó tiếp tục ủ 120 phút nữa.
Ở bước này, đầu tiên bạn cần phết dầu ăn vào thành khuôn để tránh bánh bị dính vào khuôn, sau đó bạn lót thêm giấy nến dưới đáy khuôn để việc lấy bánh ra dễ dàng hơn. Tiếp theo bạn cho hỗn hợp bột đã ủ vào khuôn.
Kế đến, bạn cho bánh vào nồi, dùng khăn vải đậy phía trên ngăn không cho nước nhỏ giọt xuống phần bánh, giúp cho bề mặt bánh đều hơn và trông ngon hơn. Cuối cùng bạn đậy nắp nồi và hấp trong khoảng 20 phút bánh sẽ chín.
Mẹo hay
Bạn nên
đổ bột bánh vào khoảng nửa khuôn vì khi bánh nở ra sẽ cao hơn.
Khi bạn đổ quá nhiều, bánh nở ra
sẽ trào ra khỏi khuôn khiến bánh không còn đẹp và ngon nữa.
Bánh bò thốt nốt có màu vàng đặc trưng của thốt nốt rất đẹp mắt, bánh có vị béo thơm cùng vị ngọt thanh cực kỳ hấp dẫn. Ngoài ra, bạn có thể dùng bánh với nước cốt dừa và mè rang để tăng hương vị cho bánh nha.
Nếu bánh ăn không hết trong ngày, bạn có thể cho vào túi kín rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh từ 4 - 5 ngày. Khi muốn ăn bạn chỉ cần hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng quay bánh là có thể dùng được rồi.
Bột gạo ngoài làm bánh bò thốt nốt còn có thể làm được nhiều món ăn ngon khác. Bạn hãy tham khảo thêm các
cách làm bánh từ bột gạo để chiêu đãi gia đình nhé.
2
Cách làm bánh bò thốt nốt nhiều rễ tre
Để làm được bánh bò thốt nốt rễ tre tơi xốp, trước khi đổ hỗn hợp bột vào khuôn, bạn chỉ cần đổ qua một chiếc rổ hoặc rây để tạo những đường rễ tre cho bánh. Rất đơn giản phải không nào.
Tham khảo thêm:
Bánh bò rễ tre mềm xốp thơm ngon khó cưỡng, không cần ủ bột hay đánh trứng
Có thể bạn chưa biết
Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Ở đây người dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt dần dần thành quen và nó trở thành tên gọi "thốt nốt" như ngày nay. Cây thốt nốt có quan hệ mật thiết đối với đời sống người Khmer, bà con ở đây tận dụng, từ thân tới lá, quả...của cây thốt nốt để dùng. Một số món ngon làm từ thốt nốt các bạn nên thử qua: Cơm thốt nốt, nước thốt nốt tươi, thốt nốt sữa, thốt nốt rim, đường thốt nốt, chè thốt nốt, bánh thốt nốt, bánh bò thốt nốt…
Trên đây là thông tin về cách làm bánh bò thốt nốt Kiên Giang thơm ngon chuẩn vị mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!