Cách hồi sinh gạo cũ để lâu năm ngon như mới
Bí quyết để có nồi cơm ngon không thể bỏ qua chất lượng gạo, trong đó gạo cũ hay gạo mới cũng là yếu tố quyết định. Vậy nếu nhà bạn có túi gạo đã cũ bạn sẽ hồi sinh nó như thế nào?
1
Cách hồi sinh gạo cũ để lâu năm ngon như mới
Có nhiều cách để phục hồi gạo cũ thành gạo mới, tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra 2 cách cụ thể giúp bạn nhé!
Cách 1: dùng đá viên
Bước 1: rửa gạo thật sạch, ngâm gạo cùng nước lạnh trong vòng 30 phút.
Bước 2: đổ nước ngâm đi, sau đó cho gạo vào nồi, thêm khoảng 30gr đá viên cho 173gr gạo.
Bước 3: lường lượng nước vừa phải và nấu cơm bình thường.
Cách làm này giúp cơm có độ ẩm, mềm ngon và tơi xốp giống với gạo mới mua về.
Cách 2: nấu cơm với sữa tươi
Có vẻ như đây là cách nấu cơm khá lạ lẫm, tuy nhiên nó khá hiệu quả đấy nhé! Bạn vo gạo như bình thường. Sau đó pha sữa tươi và nước theo tỉ lệ 1:3. Đổ hỗn hợp nước sữa tươi này vào nồi cơm điện đã vo sẵn, sau đó nhấn nút để nấu.
Sau khi nồi cơm chín, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm của cơm kèm theo vị béo của sữa. Hạt cơm vừa dẻo vừa ngon.
2
Ăn gạo cũ nhưng tuyệt đối không nên ăn gạo mốc
Cách mà chúng tôi nêu trên là bạn phục hồi gạo cũ. Nghĩa là gạo mua lâu nhưng không sử dụng. Tuy nhiên, nó cần được đảm bảo không bị mối mọt hay mốc màu. Trường hợp ăn phải gạo mốc sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
Gạo mốc chứa nấm mốc, hay còn gọi là nấm Aspergillus có độc tố Aflatoxin. Độc tố này cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây ra hội chứng viêm da dày sừng ở lòng bàn tay. Hơn thế nữa, nó còn gây ra tình trạng suy gan, ung thư gan nếu ăn gạo mốc trong thời gian dài.
Có nhiều loại nấm mốc, mỗi loại sẽ tạo ra nhiều màu khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao bạn thường thấy gạo mốc có màu nâu, xanh hoặc vàng khác nhau. Chúng không thể phân hủy ở nhiệt độ thường, và chỉ suy giảm khi chúng ta nấu chín. Nghĩa là nó chỉ bị suy giảm số lượng, còn chất độc vẫn còn ở trong cơm khi chúng ta nấu chín hoặc phơi khô, vo sạch nhé!
Để tránh tình trạng sức khỏe bị suy giảm, chúng ta không nên ăn gạo đã bị mốc. Còn để tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể phục hồi gạo cũ thành gạo mới như hai cách mà chúng tôi nêu trên. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Bạn sẽ quan tâm: