Tip hay

Cách để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không dùng kháng sinh

Cách để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không dùng kháng sinh

Khi con ốm, thay vì vội vàng dùng thuốc, bố mẹ nên để con tự chiến đấu với virus. Tham khảo cách để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không dùng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh có công dụng chữa bệnh khá nhanh và hiệu quả, tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, khi trẻ vừa bị ốm, nhiều bố mẹ liền sốt sắng đi mua thuốc kháng sinh mà không tìm hiểu kỹ xem trẻ đã thật sự cần sử dụng tới kháng sinh hay chưa. Điều này không những không ngăn ngừa được virus mà còn có thể khiến cơ thể trẻ bị nhờn kháng sinh. Vậy bố mẹ cần làm gì để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không cần dùng kháng sinh? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tip Hay nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Kinh nghiệm xử lý mỗi khi con ốm

Khi trẻ bị ốm, bố mẹ không nên vội vàng cho con dùng thuốc kháng sinh ngay mà thay vào đó nên kiên nhẫn quan sát, theo dõi và tìm hiểu kĩ xem trẻ đã thật sự phải sử dụng tới kháng sinh hay chưa.

Nếu tình trạng bệnh của trẻ còn nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nhiều tới việc ăn uống và vui chơi của trẻ thì bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Rửa mũi cho trẻ 2 - 3 lần/ngày. Mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi thì bôi kem mũi và xịt mũi cho trẻ.
  • Cho trẻ uống 1 cốc nước ấm pha với mật ong vào mỗi sáng khi vừa ngủ dậy và xịt họng giảm viêm hằng ngày.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù nước và làm loãng đờm.
  • Kê cao gối khi trẻ đi ngủ để tránh mũi chảy xuống họng và gây ho.
  • Thường xuyên bôi dầu nóng vào vùng cổ và lòng bàn chân. Đồng thời, bố mẹ nên quấn cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng vào cổ để giữ ẩm cổ, giúp trẻ hạn chế ho.

Kinh nghiệm xử lý mỗi khi con ốmKinh nghiệm xử lý mỗi khi con ốm

2 Vì sao con ốm dài ngày vậy mà không cho con uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh không xấu nhưng cần cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách để có thể trị đúng bệnh. Mặc dù đem lại hiệu quả khá nhanh nhưng thuốc kháng sinh vẫn có thể có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ.

Để biết chắc rằng khi nào trẻ bị ốm cần uống thuốc kháng sinh thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên đúng với tình trạng bệnh.

Khi trẻ bị ốm dài ngày mà vẫn có một số biểu hiện dưới đây thì bố mẹ chưa nên cho con uống thuốc kháng sinh:

  • Trẻ chơi ngoan, không nằm li bì một chỗ.
  • Nhịp thở của trẻ đều đặn, cụ thể:

0 đến dưới 6 tháng tuổi: 30 - 60 nhịp/phút.

6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: 24-30 nhịp/phút.

1 tuổi đến 5 tuổi: 20-30 nhịp/phút.

6 tuổi đến dưới 12 tuổi: 12-20 nhịp/phút.

Từ 12 tuổi trở lên: 12-20 nhịp/phút.

  • Trẻ không có dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực.

Vì sao con ốm dài ngày vậy mà không cho con uống thuốc gì?Vì sao con ốm dài ngày vậy mà không cho con uống thuốc gì?

3 Khi con được chẩn đoán viêm tiểu phế quản, viêm phổi?

Viêm tiểu phế quản và viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra. Khi trẻ bị bệnh này, việc dùng kháng sinh không những không ngăn ngừa được virus mà còn có thể khiến cơ thể trẻ bị nhờn kháng sinh.

Sở dĩ thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus là vì virus nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ, nếu thuốc kháng sinh tiêu diệt được virus thì điều này đồng nghĩa với việc tiêu diệt luôn cả tế bào chủ của cơ thể.

Vì vậy, khi con được chẩn đoán viêm tiểu phế quản, viêm phổi thì bố mẹ không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà nên từ từ theo dõi và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chị Nguyễn Cẩm Vân (sống tại Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện khi chăm sóc con mình (bé Trứng) bị đau mà không dùng kháng sinh:

“Trứng lần này bị khả năng 2-3 con siêu vi liên tục nên mẹ khó theo dõi hơn chút, Trứng sốt 5 ngày tuy nhiên cách quãng và không sốt cao, tổng thời gian thì chỉ khoảng 3 ngày sốt. Tuy nhiên đến ngày thứ 5, mình đã cho con làm công thức máu và chỉ số viêm CPR cho con để loại trừ khả năng con bị viêm do vi khuẩn.

Kết quả cho thấy: Chỉ số bạch cầu đẹp, CPR tăng nhẹ do siêu vi (nếu nhiễm khuẩn Cpr :50-70mg/l. Nếu nhiễm siêu vi: 30-40mg/l).

Nhìn vào kết quả cho thấy tác nhân gây bệnh của con do "SIÊU VI" mình càng yên tâm ở nhà theo dõi con. Bởi do siêu vi thì chỉ có cơ thể con tự điều trị khỏi. (Dù siêu vi có đi xuống bên dưới gây viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hay viêm phổi thì uống kháng sinh cũng không có tác dụng.) Và sau ngày thứ 5 con cắt hẳn sốt, chỉ còn mũi và thi thoảng ho đờm. Con cũng biết xì mũi và khạc đờm nhổ ra nên khả năng đào thải dịch ra ngoài cũng tốt hơn. Hiện tại con gần như khỏi hoàn toàn đợt ốm này rồi.

Mình không anti kháng sinh, kháng sinh không xấu nhưng mình muốn dành kháng sinh để trị đúng bệnh, để con không phải uống thuốc 1 cách vô nghĩa. Những quyết định "CHỜ" theo dõi con đều có sự tư vấn của bác sĩ", chị Vân nhấn mạnh thêm.

Khi con được chẩn đoán viêm tiểu phế quản, viêm phổi?Khi con được chẩn đoán viêm tiểu phế quản, viêm phổi?

4 Hãy dùng kháng sinh để trị đúng bệnh

Trước khi dùng kháng sinh cho con, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không cho trẻ dùng kháng sinh khi không thật sự cần thiết:

Nếu trẻ bị các bệnh như cảm cúm, sốt siêu vi, viêm phế quản, viêm mũi họng,... ở mức độ nhẹ mà trẻ vẫn có thể ăn uống, chơi đùa như bình thường và bệnh không có biểu hiện nặng lên thì bố mẹ không nhất thiết phải cho trẻ sử dụng kháng sinh. Thay vào đó, nếu trẻ bị sốt, bố mẹ nên hạ sốt cho trẻ, đồng thời cho trẻ tăng cường uống nước và ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.,...

Nếu sau 1 tuần trẻ vẫn không khỏi bệnh thì bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Bố mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh ở nhà cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Cho trẻ sử dụng kháng sinh đúng bệnh, đúng cách

Khi trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh thì bố mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các thức ăn, đồ uống cần tránh hoặc cần bổ sung để trẻ có thể nhanh khỏe.

Hãy dùng kháng sinh để trị đúng bệnhHãy dùng kháng sinh để trị đúng bệnh

Trên đây là những chia sẻ của Tip Hay về cách để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không dùng kháng sinh. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Nguồn: Tạp chí Phụ nữ Việt Nam

Từ khóa: Cách để cơ thể con tự chiến đấu với virus mà không dùng kháng sinhkhông dùng kháng sinhtự chiến đấu với virus