Cách chống nóng cho nhà giữa nắng gắt ngày hè
Trời nắng khiến nhà bạn trở nên ngột ngạt, nóng hơn đặc biệt là các nhà mái tôn luôn trong tình trạng như lò lửa. Làm sao để hạ nhiệt cho nhà đây?
Hè đến rồi, nắng nóng liên tục không chỉ làm cho cơ thể bạn khó chịu mà ngay cả căn nhà mình sinh sống trở nên nóng hơn. Những lúc này bạn chỉ muốn "đưa nhau đi trốn" xa lánh nơi nóng bức như lò lửa này mà thôi.
Nhưng trốn tránh không phải là biện pháp lâu dài. Hãy thực hiện những cách sau sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn rất nhiều.
1
Nhà mái tôn
Việt Nam còn rất nhiều căn nhà sử dụng tôn để làm mái. Ưu điểm của tôn là khá rẻ nhưng khuyết điểm của nó chính là "nóng".
Những ngày mưa bạn sẽ cảm nhận cái mát rõ rệt của mùa mưa thì trong trời nắng nóng mùa hè, tôn chính là nguyên nhân làm căn nhà của bạn trờ thành "chảo lữa" đúng nghĩa.
Và nếu bạn đau đầu vì việc này, thì hãy tham khảo ngay những cách thức sau sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên thoáng mát, dễ chịu hơn trong ngày hè.
Phun nước lên mái tôn
Nắng nóng cao điểm, tôn hấp thụ nhiệt và khiến nhà trở nên nóng hơn. Biện pháp chữa cháy lúc này là phun nước trực tiếp lên mái tôn.
Nếu có thời gian, thì bạn nên nhờ thợ đến làm hệ thống phun nước giống như hệ thống phun nước tưới cây bạn thường thấy ngoài công viên vậy. Đây cũng là giải pháp được rất nhiều gia đình sử dụng giúp hạ nhiệt cho ngôi nhà ngày hè.
Lắp miếng chống nóng
Những miếng chống nóng trần nhà hay cửa sổ cũng là biện phấp rất hữu hiệu. Ưu điểm của biện pháp này là chi phí thấp, bạn chỉ cần bỏ ra một lần là có thể sử dụng được lâu dài về sau. Khuyết điểm là khó đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó bạn cần tham khảo những nơi kinh doanh miếng cách nhiệt tốt, uy tín, tránh tiền mất tật mang. Đã có nhiều trường hợp mua miếng chống nóng về sử dụng nhưng mát hơn thì không thấy, chỉ thấy nhà nóng hơn thôi.
Sơn chống nóng
Khoa học kỹ thuật giờ đây ngoài miếng chống nóng cho trần nhà, cửa sổ thì ngay cả sơn cũng có khả năng chống hấp thụ nhiệt của ánh nắng, giúp nhà trở nên mát hơn.
Chi phí để thực hiện cũng không quá cao nhưng nó cũng không phải là biện pháp giá rẻ. Tùy vào điều kiện của gia đình mà bạn có thể mua sơn về để sơn lên mái tôn nhà mình.
Trồng cây leo trên mái nhà
Chắc bạn cũng đã từng nhìn qua những thiết kế nhà xanh với hàng cây dây leo um tùm trên mái nhà rồi đúng không nào. Biện pháp này được rất nhiều chủ hộ yêu thích và thực hiện bởi khả năng chống nóng rất hiệu quả mà còn làm cho căn nhà trở nên đẹp hơn nữa.
2
Nhà chung cư, phòng trọ
Đối với những nhà chung cư, phòng trọ, nhà trọ không sử dụng mái tôn nhưng vẫn nóng thì thế nào?
Kéo rèm cửa
Nắng rọi trực tiếp vào nhà thông qua cửa sổ là nguyên nhân chính làm nhà của bạn nóng hơn. Hãy ưu tiên đóng cửa ra vào, cửa sổ, kéo hết rèm cửa để ánh nắng không lọt vào.
Nếu có điều kiện bạn cũng nên lắp thêm bạt chống nắng giúp ngôi nhà bạn đỡ nắng hơn cũng như hạn chế tia UV nữa. Hiện nay có rất nhiều loại bạt có khả năng hạn chế nắng và nóng đến 97%, độ bền lên đến 10 năm lận đấy. Vừ trang trí cho nhà bạn thêm đẹp và sang, vừa giúp ngôi nhà mát hơn thì rất đáng để đầu tư.
Dán miếng chống nóng
Cũng giống với nhà mái tôn, những miếng cách nhiệt, chống nóng cho cửa sổ luôn là lựa chọn ưu tiên cho gia đình. Bạn nên chọn mua miếng chống nóng ở cửa hàng uy tín, chất lượng và chỉ nên mua thử một miếng nhỏ để dán thử, nếu hiệu quả thì mới sử dụng cho những khu vực khác trong nhà.
Một mẹo nhỏ để bạn biết được loại miếng dán mình mua có thật sự là "hàng thật" không. Khi dán lên cửa sổ, đến khoảng giữa trưa nắng nóng bạn sờ vào cửa sổ xem có nóng rát hay không, nếu chỉ ấm ấm thậm chí là mát không nóng thì đó là miếng cách nhiệt tốt.
Mở cửa vào buổi tối
Vào buổi sáng bạn đóng hết cửa sổ, rèm cửa thì buổi tối bạn nên mở hết cửa ra để hơi nóng cả một ngày được thay thế bởi gió mát, dễ chịu hơn.
Lắp quạt thông gió
Trường hợp bạn không có điều kiện dùng máy lạnh thì quạt thông gió lại là lựa chọn đúng nghĩa "ngon, bổ, rẻ". Giá thành của quạt thông gió loại nhỏ trên thị trường chỉ có khoảng từ 200.000đ đến 500.000đ.
Khi lắp đặt bạn nên lắp ở khu vực nóng nhất trong nhà (thông thường là nhà bếp, trần nhà) và bật quạt ở chế độ thổi ra ngoài. Như vậy không khí nóng sẽ được quạt cuốn ra ngoài và kéo theo giảm nhiệt độ căn nhà.
Tắt hết thiết bị điện
Nhiệt độ tỏa ra từ những thiết bị điện như đèn cũng góp phần tăng nhiệt độ căn nhà bạn. Luôn nhớ tắt hết nhưng thiết bị điện khi không cần thiết, thay thế đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang, vừa tiết kiệm điện, vừa làm giảm nhiệt độ trong nhà.
Tránh dùng quạt gió vào buổi sáng
Từ sáng sớm đến trưa chiều là thời gian nắng cực độ. Không khí lúc này là nóng nhất. Vì vậy khi bạn dùng quạt gió trong nhà thì không có tác dụng làm mát gì cả bởi quạt sẽ đưa không khí nóng ở phía sau đẩy ra phía trước. Bên cạnh đó sử dụng quạt gió liên tục trong ngày hè khiến cơ thể nhanh bị mất nước hơn dẫn đến những tình trạng xấu về sức khỏe.
Cách tốt nhất là bạn nên dùng quạt lạnh hoặc tự chế quạt lạnh tại nhà bằng cách đặt thau nước đá trước quạt. Cách này giúp hạ nhiệt không khí, hơi nước từ đá lạnh cũng phần nào hạn chế tình trạng mất nước trên da và cơ thể.
Ngày hè không chỉ làm cơ thể bạn nóng bức, khó chịu mà ngay cả căn nhà bạn sinh sống thường ngày cũng trở nên ngột ngạt hơn. Đừng để nắng ngày hè làm cản trở giây phút vui đùa của gia đình bằng những biện pháp chống nóng hiệu quả cho nhà ở trên nha.
Xem thêm nhiều thông tin hay tại Mẹo vặt cuộc sống
Bạn sẽ quan tâm:
>>> Cảm giác nóng bức sẽ tan biến khi bạn thực hiện những việc sau