Cách bỏ bàn thờ Thần Tài cũ chuẩn nhất và cách thay bàn thờ Thần Tài mới
Thờ cúng Thần Tài từ lâu đã khá quen thuộc với người Việt. Nhưng, bàn thờ lâu ngày sẽ bị ẩm mốc nên bạn phải biết cách bỏ bàn thờ Thần Tài đúng và các bước thay bàn thờ mới sao cho không phạm phải điều cấm kỵ.
Người người thờ Thần Tài với mong ước thần có thể phù hộ về con đường kinh doanh, buôn bán phát đạt. Tuy nhiên, bàn thờ Thần Tài sau một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng mối mọt, ẩm mốc và cũ kỹ nên mọi người cần phải quan tâm đến cách bỏ bàn thờ Thần Tài cũ chuẩn và thay bàn thờ Thần Tài mới đúng. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về những điều cần tuân thủ liên quan đến bàn thờ Thần Tài.
1
Ý nghĩa thờ Thần Tài?
Theo truyền thuyết xa xưa, thì Thần Tài là một vị thần cai quản tiền bạc trên thiên đình. Trong một lần say rượu ngài đã vô tình rơi xuống trần gian và mang đến may mắn tài lộc cho những gia đình ngài ghé qua. Chính vì thế mọi người đều tin rằng việc thờ cúng Thần Tài là điều rất quan trọng.
Người dân đã có truyền thống là thờ cúng Thần Tài Ông Địa để cầu mong may mắn và sung túc, ăn nên làm ra từ thời xưa tới nay. Đặc biệt là những gia đình làm về kinh doanh, thì càng chú trọng và quan tâm hơn trong việc thờ cúng Thần Tài, giúp mang đến nhiều tài lộc và may mắn đến cho công việc kinh doanh luôn thuận buồm xuôi gió
Tham khảo thêm:
Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào? Nên mua gì ngày vía Thần Tài?
2
Có nên thay mới bàn thờ Thần Tài không?
Bàn thờ Thần Tài là nơi nghiêm trang giúp mang đến nhiều may mắn và tài lộc đến cho chủ nhà, được gia chủ thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của mình đến với thần linh.
Nhưng có một số trường hợp cần phải nên thay thế để thể hiện được sự tôn nghiêm các vị thần. Nhiều người cho rằng việc thay bàn thờ cũ kỹ, mục nát thành bàn thờ mới mẻ, sạch sẽ hơn là tốt. Vì như vậy Thần Tài sẽ phù hộ gia đình ngày càng giàu sang hơn.
3
Khi nào cần thay bàn thờ Thần Tài?
Có một số lý do khiến cho gia chủ nên thay bàn thờ Thần Tài như bàn thờ đã cũ kỹ, bị mối mọt hoặc chuyển nhà, chuyển cửa hàng, công ty nên buộc phải di chuyển địa điểm thờ cúng.
Ngoài ra, để có thể nhận được nhiều tài lộc và thuận lợi hơn cho con đường buôn bán thì nhiều gia chủ muốn thay đổi phong thủy bàn thờ theo hướng tốt hơn.
4
Ngày nào là tốt nhất để thay bàn thờ Thần Tài?
Một ngày tốt, ngày đẹp cần phải đảm bảo các điều sau:
- Không phạm các ngày đại kỵ như ngày tam nương, sát chủ, không vong… và các ngày khác theo ý kiến của các sư thầy, sách tử vi.
- Ngày phải hợp với tuổi và mệnh của gia chủ
- Vào tháng 7 Cô hồn, tuyệt đối không thay, chuyển hay xê dịch bàn thờ
Thông thường, các gia đình lựa chọn thay bàn thờ Thần Tài mới vào thời điểm cuối năm với mong muốn chào đón năm mới nhiều điều tốt lành, xua đuổi điều không may. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình mà có thể thay vào các thời điểm như chuyển nhà, bàn thờ hỏng chứ không nhất thiết là đúng vào ngày cuối năm.
5
Hướng dẫn thủ tục thay bàn thờ Thần tài rước tài lộc
Cúng bỏ bàn thờ Thần Tài cũ
Khi bỏ bàn thờ thần tài cũ thì cần phải có lễ cúng bỏ theo thủ tục phong thủy. Chuẩn bị đồ cúng lễ gồm xôi, giò, gạo, muối, nước, rượu trắng, mâm ngũ quả có màu sắc tươi, trầu cau, thẻ nhang và tiền vàng.
Cách xử lý bàn thờ Thần Tài cũ
Việc bỏ và thay bàn thờ Thần Tài đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và lòng thành của gia chủ. Do đó, cách thay bàn thờ Thần Tài cũ cần phải được tuân thủ như sau:
- Gia chủ phải vái 3 lạy trước bàn thờ Thần Tài và khấn các thần cho phép giải bàn thờ. Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ cúng bàn thờ tổ tiên, thần linh.
- Nếu đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên hóa thành tro rồi rải trực tiếp xuống ao hồ xung quanh nhà nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với các vật phẩm thờ cúng không dùng nữa.
- Nếu chuyển bát nhang thờ Thần Tài sang nơi khác, gia chủ cần dùng một tấm khăn đỏ che lại không để bát hương lộ thiên nhằm tránh các “vong” vãng lai nhập vào.
- Hơn nữa, gia chủ lưu ý không được nhầm lẫn bát hương thờ Thần Tài với các bát hương thờ khác. Khi nén nhang đã cháy hết, gia chủ có thể hóa cùng tiền vàng mã, sau đó thả trôi theo đồ thờ Thần Tài.
Dời bàn thờ về nơi mới
Một số chú ý cần phải biết về vấn đề khi dọn bàn thờ thần tài về nơi ở mới.
-
Trước khi dời bàn thờ Thần Tời về nhà mới khi chuyển nhà, thì nên sắm lễ vật để cúng tạ đất đai, thổ thần trước một hôm.
-
Gia chủ cần phải đứng trước bàn thờ để vái 3 lạy khấn xin cùng thần linh chấp thuận chuyển sang nơi thờ cúng mới.
-
Khi chuyển lư hương thì cần chuẩn bị hương đăng trà quả, không chỉ ở bàn thờ thần tài ông địa mà cả ở những bàn thờ gia tiên và các thần linh khác để các ngài minh chứng cho quan thần tài thụ lễ lộc và thỉnh ngài đi nơi khác.
-
Lư hương khi chuyển sang bàn thờ mới cần dùng tấm vải đỏ che là tránh để lộ thiên sẽ có nhiều vong linh xấu nhập vào. Đặc biệt lưu ý, tránh để nhầm lẫn bát hương thờ thần tài ông địa với những bát hương khác.
-
Sau khi bài trí bàn thờ thần tài mới xong thì nên lấy khăn sạch nhúng qua với rượu gừng để tịnh hóa và tẩy uế, khai pháp cho bàn thờ. Và tiến hành cúng đổi bàn thờ Thần Tài mới
Cúng đổi bàn thờ Thần Tài mới
Để thay bàn thờ mới, gia chủ đầu tiên chọn một ngày tốt hợp với tuổi và phong thủy để làm lễ hoặc theo kinh nghiệm dân gian chọn ngày rằm âm lịch. Sau đó, gia chủ tìm mua một mẫu thờ có kích thước hợp với không gian.
Khác với lễ vật cúng bỏ bàn thờ cũ, lễ vật cúng để thay bàn thờ mới gồm có: 1 lọ hoa gồm 5 bông hoa hồng, 1 đĩa trầu cau gồm: một quả cau và ba lá trầu, 1 con gà lễ, 1 bát nước lã sạch, 1 đĩa xôi đỗ, 1 chai rượu trắng, 1 đĩa hoa quả, 1 cầu vàng màu vàng gồm có: 1000 vàng, sớ thiên di linh vị thần Tài, 1 con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ, tiền vàng, 1 bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa.
Khi đã thay bàn thờ mới và hoàn tất bày trí phong thủy thì gia chủ cần thắp hương và khấn thỉnh Thần Tài về bàn thờ mới. Nếu gia chủ không rõ về cách thay bàn thờ Thần Tài mới này thì có thể tìm đến các thầy phong thủy để chọn ra một vị trí tốt.
>> 10 mẫu tượng Thần Tài đẹp giúp mang tài lộc, vượng khí về nhà
>> Ông thần tài đặt bên trái hay phải mới đúng?
Văn khấn thay bàn thờ Thần Tài
Thủ tục thay bàn thờ thần tài mới thì văn khấn là điều quan trọng không thể thiếu cần thực hiện bởi đây được xem là lời thỉnh cầu thành kính của gia chủ với các vị thần.
Sau đây là bài văn khấn:
Hôm nay nhân ngày … tháng … năm … ( âm lịch)
Gia chủ tên … ngụ tại…
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, phước khí viên mãn. Tín chủ con xin mạn phép cung thỉnh thay bàn thờ cũ và không rộng lớn bằng bàn thờ mới để tiện việc bày cúng vật thực lễ phẩm được đầy đủ hơn.
Nay kính cáo cùng chư vị Thổ Công - Tài Thần, Thượng trung hạ đẳng chư thần an tọa vào lư hương trên bàn thờ để gia độ hộ trì cho con được nhiều sức khỏe, phước thọ khang ninh và trăm sự vẹn toàn, vạn sự như ý.
Cuối cùng sau khi khấn xong thì chờ cho nén nhang cháy hết thì hóa tiền vàng và văn khấn. Sau đó vãi muối gạo rượu ở trước cửa thì kết thúc thủ tục thay bàn thờ ông địa mới.
6
Những lưu ý khi làm thủ tục thay bàn thờ Thần Tài mới
- Khi thay bàn thờ mới nên tránh thay với tháng 7 (tháng cô hồn) sẽ không mang đến may mắn.
- Hóa bàn thờ cũ rồi đi thả trôi sông, không nên đem bỏ ngoài bãi rác, những nơi không sạch sẽ. Bởi đây là điều tối kỵ và có thể gây ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn của gia chủ.
- Có thể thay mới các đồ vật trên bàn thờ ông địa tuy nhiên phải giữ lại bát hương vì đây nơi cứ ngụ của Thần tài và Ông Địa.
- Nếu chuyển nhà mới thì cần phải chuẩn bị cho hoàn tất mọi nội thất và đầy đủ cho ngôi nhà rồi mới rước bàn thờ về để tránh việc liên tục di chuyển vị trí thờ cúng.
- Hạn chế xê dịch bàn thờ trong và sau khi đổi (hoặc chuyển) bàn thờ
- Chú ý hướng phong thủy của bàn thờ Thần Tài
- Nên chọn ngày rằm hoặc mùng một cúng lễ Phật để báo cáo thay bàn thờ
- Khi di chuyển bàn thờ, gia chủ nên lấy khăn che bát hương, tượng các thần lại để tránh lộ thiên.
Trên đây là cách bỏ bàn thờ Thần Tài cũ và thủ tục thay bàn thờ mới chuẩn nhất. Bạn có thể tham khảo thêm sách về quy tắc chuyển bàn thờ hoặc nhờ đến chuyên gia phong thủy để quyết định hướng của bàn thờ Thần Tài để rước nhiều vận may vào nhà nhé.