Tip hay

Các tư thế và cách cho bé bú sữa mẹ không bị sặc

Các tư thế và cách cho bé bú sữa mẹ không bị sặc

Đối với một số chị em lần đầu làm mẹ thì cho con bú là chuyện không hề dễ dàng chút nào. Bài viết sau đây xin chia sẻ cho bé bú sữa mẹ đúng cách để bé không bị sặc.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu đặc biệt là giai đoạn 0- 6 tháng tuổi. Bên cạnh việc học cách chăm sóc bé, ru bé ngủ, cách bế bé…. thì các mẹ cũng cần học cách cho bé bú sữa đúng cách để bé được bú đủ, bú no và không bi sặc.

Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về các tư thế cũng như cách phù hợp nhất cho trẻ bú ngay trong bài viết sau đây!

1 Các bước cho bé bú đúng cách

Bước 1 Giữ trẻ để chuẩn bị cho bú

Bạn hãy giữ cho trẻ hướng mặt về phía mình sau đó nâng cằm bé chạm mực, đầu hơi ngả về phía sau để mũi không bị chặn đảm bảo rằng bé vừa bú vừa có thể thở dễ dàng.

Giữ trẻ để chuẩn bị cho búGiữ trẻ để chuẩn bị cho bú

Bước 2 Khuyến khích trẻ há miệng

Hãy chủ động đưa đầu núm vú của mẹ vào môi trên và mũi của bé để khuyến khích trẻ mở rộng miệng.

Khuyến khích trẻ há miệngKhuyến khích trẻ há miệng

Bước 3 Ngậm núm vú

Khi bé đã há miệng thì bạn hướng núm vú về vòm miệng và khi đó bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa trong miệng. Tuy nhiên cần chú ý phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ luôn nhiều hơn bên dưới miệng.

Ngậm núm vúNgậm núm vú

Bước 4 Kiểm tra tư thế ngậm núm

Khi bé đã ngậm đầu vú và bắt đầu mút thì mẹ sẽ thấy sữa chảy về khi đó bé sẽ mút và nuốt nhịp nhàng. Tuy nhiên trong quá trình cho bú nếu mẹ cảm thấy đau, hoặc thấy bé có vẻ chưa vừa ý thì mẹ có thể điều chỉnh tư thế hoặc bắt đầu lại.

Kết thúc quá trình cho búKết thúc quá trình cho bú

Bước 5 Tiếp tục cho bú đến khi bé no

Đa số các bé khi bú sẽ ngủ thậm chí bú chưa được bao lâu đã ngủ rồi, nếu như các mẹ sợ bé đói có thể day day đầu núm vú trong miệng bé bằng cách này cũng có thể coi là cách để đánh thức bé để bé tiếp tục bú đến khi no thì dừng lại. Cũng có một số mẹ chọn cách thay tã cho trẻ trong khi bú để nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong.

Tiếp tục cho bú đến khi bé noTiếp tục cho bú đến khi bé no

Trường hợp bé bú 1 bên mà chưa đủ no thì mẹ hãy cho bé bú thêm bên thứ 2 nhưng phải đảm bảo rằng bé phải bú hết sữa một bên vú rồi mới chuyển qua bên kia.

Bước 6 Kết thúc quá trình cho bú

Thông thường khi no các bé sẽ tự nhả ra. Cũng có bé thích vừa bú vừa ngủ nếu như mẹ muốn biết bé đã no hay chưa hãy thử đưa ngón út vào miệng bé, nếu bé còn mút là còn đói còn nếu bé không có phản ứng thì có nghĩa là bé đã no, mẹ có thể ngưng không cho bé bú nữa để bé có thể ngủ một giấc dài.

Kết thúc quá trình cho búKết thúc quá trình cho bú

2 Cách giữ bầu vú khi cho trẻ bú

Nhằm đảm bảo trẻ có thể bú được nhiều sữa mẹ, việc giữ bầu vú đúng tư thế khi cho trẻ bú cũng là một kỹ thuật vô cùng quan trọng. Để thực hiện đúng kỹ thuật này các mẹ có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1 Dùng 4 ngón tay áp nhẹ vào bên dưới vú, ngón cái đặt phía bên trên.

Bước 2 Sử dụng ngón trỏ nâng nhẹ vú giúp sữa chảy ra đều và hỗ trợ bé bú dễ dàng hơn.

Lưu ý: Nên giữ các ngón tay ở không quá gần núm vú, lực bàn tay thả lỏng vừa phải, không nên gồng hoặc nâng vú quá cao.

Cách giữ bầu vú khi cho trẻ búCách giữ bầu vú khi cho trẻ bú

3 Các tư thế cho trẻ bú đúng cách không bị sặc sữa

Tư thế ngồi cho con bú

Ngồi cho con bú là tư thế vô cùng phổ biến. Đối với tư thế này các mẹ nên chuẩn bị thêm gối, đệm lót hoặc chọn một vị trí có điểm tựa để có thể thoải mái ngồi, vì trẻ thường bú khá lâu khoảng 15 - 30 phút.

Tư thế ngồi ôm nôi cho con bú

Trước khi tiến hành cho con bú bằng tư thế ôm nôi, mẹ cần có một vị trí ngồi thoải mái và chắc chắn để có thể giữ được tư thế ôm trong trong thời gian dài mà không bị mỏi.

Cách thực hiện:

Bước 1 Chọn vị trí ngồi phù hợp và bế bé bằng hai tay, giữ cho thân và đầu của bé thẳng hàng.

Bước 2 Giữ bé nằm nghiêng nhẹ, bụng bé áp sát vào người mẹ.

Bước 3 Hướng gương mặt bé đối diện với núm vú và bắt đầu cho trẻ bú.

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ bú trong tư thế ôm nôi:

  • Đảm bảo 3 điểm tai - vai - hông của bé luôn thẳng hàng, cơ thể bé áp sát vào mẹ, không để bé nằm ngửa cổ tránh bị mỏi mà không tốt cho sức khỏe.
  • Dùng tay đỡ bầu ngực để hỗ trợ trẻ bú được nhiều và dễ dàng hơn đối với các bé bú yếu hoặc nhanh ngủ khi bú.
  • Nếu mẹ chỉ thuận một tay có thể sử dụng tư thế ôm nôi bằng cánh tay phía đối diện.

Tư thế ngồi ôm bóng cho con bú

Tư thế ôm bóng cho con búTư thế ôm bóng cho con bú

Đây là một tư thế hữu ích đối với các mẹ đang gặp phải một vài vấn đề gây khó khăn trong việc cho trẻ bú theo tư thế thông thường, cụ thể:

  • Vết thương sinh mổ chưa lành
  • Mẹ bị thụt/dẹt đầu ti khiến bé khó có thể mút sữa
  • Đầu ti hoặc bầu ngực của mẹ quá lớn
  • Sữa mẹ quá nhiều/quá mạnh

Tư thế ôm bóng khá đơn giản, không tốn nhiều sức song vẫn có thể giúp giữ tư thế của mẹ lẫn bé được thoải mái. Cách thực hiện như sau:

Bước 1 Chuẩn bị đệm lót đặt phía bên dưới cánh tay thuận sẽ giữ bé trong lúc bé bú.

Bước 2 Đặt bé nằm ở bên tay thuận sao cho miệng bé ngang bằng với đầu ti.

Bước 3 Giữ đầu bé bằng cách đặt bàn tay thuận phía sau gáy, nâng cao đầu bé vừa phải, phần tay còn lại đặt ở ngực bé rồi bắt đầu cho bé bú.

Tư thế ngồi giữ Koala cho con bú

Tư thế giữ Koala cho con búTư thế giữ Koala cho con bú

Mô phỏng theo tư thế gấu koala cho con bú, tư thế này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các mẹ đang gặp phải tình trạng đau nhức cơ tay hoặc tay yếu, khó có thể dùng nhiều lực để bế trẻ.

Bước 1 Lựa chọn chỗ ngồi phù hợp và thoải mái.

Bước 2 Mẹ ngồi thẳng lưng và giữ bé ngồi trên đầu gối sao cho miệng bé ngang tầm với đầu ti.

Bước 3 Giữ bé bú thẳng bằng hai tay, sử dụng đầu gối làm điểm tựa để hạn chế nhức mỏi.

Tư thế ngồi tựa lưng cho con bú

Đây là tư thế khá đơn giản và phù hợp thực hiện cho tất cả bà mẹ. Cho bé bú với tư thế này giúp mẹ không tốn quá nhiều sức trong việc bế trẻ hay thấy mỏi mệt khi ngồi quá lâu.

Tư thế ngồi tựa lưng cho con búTư thế ngồi tựa lưng cho con bú

Cách thực hiện:

Bước 1 Mẹ chọn vị trí có vách tựa hoặc kê thêm gối sao cho góc nghiêng 45 độ để có thể ngả người về phía sau.

Bước 2 Giữ bé nằm trên bụng mẹ, tì người vào sát ngực mẹ

Bước 3 Mẹ đỡ bé từ phần lưng và giữ tay phía sau đầu tránh trẻ bị mỏi rồi bắt đầu cho trẻ bú.

Tư thế nằm cho con bú

Một vài trường hợp người mẹ khó có thể thực hiện tư thế cho con bú ngồi mà chỉ có thể nằm cho con bú có thể kế đến như:

  • Các mẹ đẻ mổ và phải khâu tầng sinh môn
  • Mẹ chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau khi sinh
  • Giúp trẻ sau khi bú có thể ngủ ngay mà không cần phải di chuyển vào giường hoặc nôi, tránh trẻ tỉnh giấc.
  • Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi trong khi cho trẻ bú.

Tư thế nằm cho con búTư thế nằm cho con bú

Tư thế nằm cho con bú giúp trẻ ti được nhiều sữa đồng thời cả mẹ và bé đều có thể thư giãn, nghỉ ngơi trong thời gian dài. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1 Mẹ nằm nghiêng người, chuẩn bị gối để kê đùi và đầu gối cao lên.

Bước 2 Giữ bé nằm nghiêng hướng về phía mẹ, miệng bé song song với đầu ti.

Bước 3 Giữ người bé nằm sát kề người mẹ.

Bước 4 Mẹ có thể kê thêm gối hoặc dùng tay đỡ đầu trẻ trong quá trình trẻ ti sữa. Tay còn lại có thể ôm hông tránh cho bé bị mỏi hoặc giữ đầu bé giúp bé ti sữa dễ dàng hơn.

Lưu ý: Khi cho trẻ bú với tư thế này mẹ nên giữ trạng thái tỉnh táo và kiểm tra thường xuyên, tránh đầu ti đè lên mũi bé gây tình trạng ngạt thở.

Tư thế cho con bú song sinh

Tư thế cho con bú song sinhTư thế cho con bú song sinh

Đối với các mẹ sinh đôi, việc lựa chọn tư thế cho trẻ bú cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Để đảm bảo quá trình cho trẻ sinh đôi bú được thuận lợi, thoải mái cho cả mẹ và bé, mẹ có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1 Chọn vị trí ngồi thoải mái, có thể chuẩn bị thêm gối chữ u lót hai bên hông để đỡ mỏi tay.

Bước 2 Giữ hai bé song song hai bên hông của mẹ.

Bước 3 Tư thế bé nằm thẳng, đầu nằm phía trước và hai chân đặt phía sau lưng mẹ, giữ mặt trẻ luôn áp vào đầu vú.

Bước 4 Điều chỉnh tư thế từng bé ổn định rồi lần lượt cho bé bú.

Lưu ý: Mẹ không nên cho trẻ bú chỉ một phía trong thời gian dài mà có thể hoán đổi bên với nhau. Việc đổi chỗ sẽ giúp cả hai bé nhận lượng sữa đều nhau đồng thời bảo vệ mắt bé không bị lệch.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về những tư thế cho bé bú và có thể thực hiện đúng cách. Hãy luôn quan sát và kiểm tra biểu hiện của bé trong lúc ti sữa để có thể điều chỉnh theo cách hợp lý nhất nhé!

Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc

Từ khóa: Các tư thế và cách cho bé bú sữa mẹ không bị sặccho bé bú sữa mẹ đúng cáchcách cho bé bú sữa mẹtư thế bú sữa mẹ