Tip hay

Các món đồ không thể thiếu trong tủ thuốc của gia đình có em bé

Các món đồ không thể thiếu trong tủ thuốc của gia đình có em bé

Tủ thuốc gia đình cần có những món đồ gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé!

Đối với những gia đình có em bé, việc trang bị các vật dụng y tế hoặc thuốc men rất quan trọng giúp đối phó với các vấn đề sức khỏe xảy ra bất ngờ. Vậy một tủ thuốc gia đình cần có những món đồ thiết yếu nào?

1 Nhiệt kế

Thông thường, cơ chế điều hoà thân nhiệt ở trẻ em còn kém và không ổn định. Vì thế, nhiệt độ cơ thể trẻ thường thấp hơn so với người lớn. Khi trẻ xuất hiện các hiện tượng lạ như chóng mặt, nóng, biếng ăn,... thì việc đầu tiên cần làm là đo nhiệt độ cơ thể xem trẻ có sốt hay không?

Đối với trẻ 3 tháng tuổi, cha mẹ nên đo nhiệt độ ở hậu môn để cho ra được kết quả chính xác nhất. Những bé từ 4 - 5 tuổi được khuyến khích dùng nhiệt kế ở miệng để phát hiện bệnh kịp thời.

Hiện nay, có nhiều loại nhiệt kế trên thị trường. Tuỳ theo độ tuổi và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn nhiệt kế phù hợp và an toàn tại các nhà thuốc. Lưu ý, nếu dùng nhiệt kế dạng thuỷ ngân, bạn nên để xa tầm tay trẻ để tránh làm vỡ gây nguy hiểm cho các bé.

Có nhiều loại nhiệt kế trên thị trườngCó nhiều loại nhiệt kế trên thị trường

2 Thuốc hạ sốt

Sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp khi cơ thể khởi động hệ miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Để sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách, phụ huynh cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ, sau đó đưa trẻ đến bác sĩ để có được đơn thuốc chỉ định an toàn.

Bạn có thể dự trữ thuốc hạ sốt tại nhà để yên tâm hơn khi con sốt cao. Cha mẹ nên sử dụng các chế phẩm có hoạt chất paracetamol dựa theo cân nặng của trẻ (10 - 15mg paracetamol/ kg). Mỗi lần dùng cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Sau đó chườm thêm khăn mát vào trán, lòng bàn tay và chân của trẻ.

Thuốc hạ sốtThuốc hạ sốt

3 Các loại nước muối sinh lý

Trong tủ thuốc của gia đình, bạn nên bổ sung thêm nước muối sinh lý để sử dụng cho các trường hợp cần thiết. Loại nước này có thể dùng cho trẻ sơ sinh để rửa mắt sạch ghèn, rửa tai, rửa mũi,... Lưu ý, bạn nên chọn sản phẩm tại các nhà thuốc uy tín để đảm bảo tính an toàn và chất lượng.

Các loại nước muối sinh lýCác loại nước muối sinh lý

4 Thuốc sát trùng và băng dán cá nhân

Trẻ em thường thích vui chơi và hoạt động thể chất nhiều. Vì thế, chúng không thể tránh khỏi các rủi ro như trầy xước, bỏng,... Bạn nên dự trữ sẵn trong tủ thuốc những vật dụng cần thiết như băng dán cá nhân, cồn 70%, thuốc sát trùng chứa povidone-iodine,... để dễ dàng chăm sóc các vết thương ngoài da.

Thuốc sát trùng và băng dán cá nhânThuốc sát trùng và băng dán cá nhân

5 Kem bôi ngoài da

Kem bôi ngoài da thường được dùng trong những trường hợp nhẹ như ngứa, cháy nắng, dị ứng, vết côn trùng cắn,... Khi dùng những loại kem này sẽ giúp trẻ giảm đi sự khó chịu khi cơ thể gặp phải những trường hợp trên.

Kem bôi ngoài daKem bôi ngoài da

6 Dung dịch bù nước, bù điện giải oresol

Khi trẻ có hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn, sốt cao,... việc sử dụng dung dịch bù nước và bù điện giải oresol là rất cần thiết. Đây là cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và tránh suy nhược cơ thể. Nếu trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện sức khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Dung dịch bù nước, bù điện giải oresolDung dịch bù nước, bù điện giải oresol

7 Nước súc họng, nước rửa tay khô

Trong thời điểm hiện tại, mọi người đang phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn,... Do đó, thói quen vệ sinh mũi họng và tay chân rất quan trọng. Việc trang bị nước súc họng và nước rửa tay khô sẽ giúp sức khoẻ gia đình bạn được bảo vệ tốt hơn.

Nước súc họng, nước rửa tay khôNước súc họng, nước rửa tay khô

Trên đây là 7 món đồ quan trọng không thể thiếu trong tủ thuốc của những gia đình có em bé. Hy vọng với thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn bổ sung đầy đủ vật dụng y tế và thuốc men cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Từ khóa: Các món đồ không thể thiếu trong tủ thuốc của gia đình có em béKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh