Các mẹo giảm ho về đêm giúp bạn ngủ ngon giấc hơn
Bạn đau đầu vì những cơn ho khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể mệt mỏi? Cùng Tip Hay khám phá các mẹo hay giảm ho về đêm hiệu quả ngay trong bài viết sau!
Ho về đêm là tình trạng rất phổ biến, không chỉ gây mất ngủ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu kéo dài. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến ho về đêm và một vài mẹo hữu ích giúp cải thiện tình trạng này.
1
Nguyên nhân bị ho về đêm
Về cơ bản, ho là hiện tượng cơ thể phản xạ nhằm loại bỏ những vật thể khác thường hoặc chất nhầy xuất hiện ở khí quản, phổi, nhằm bảo vệ sức khỏe cơ thể con người. Tình trạng ho diễn ra vào ban đêm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, cụ thể:
- Dị ứng: Thông thường khi việc ho chỉ xảy ra vào ban đêm, nguy cơ cao là bạn đang bị dị ứng, phổ biến nhất là dị ứng với mạt bụi có trong không khí.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Đây là tình trạng dịch mũi chảy về phí sau cổ họng thay vì chảy từ mũi trong thời gian người bệnh bị cảm, dị ứng, nhiễm trùng,.. Tư thế nằm ngửa khi ngủ cũng tạo điều kiện cho dịch mũi chảy về sau cổ họng dễ dàng hơn, khiến cơn ho diễn ra liên tục và trầm trọng vào buổi tối.
- Bệnh hen suyễn
- Viêm phổi, viêm phế quản
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Bệnh xơ nang
- Ho gà, cảm cúm
- Sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID),..
- Hút thuốc hoặc dị ứng với khói thuốc lá
2
Những cách cải thiện cơn ho về đêm
Nhằm cải thiện tình trạng ho về đêm đúng cách, người bệnh cần hiểu rõ chứng ho mà bản thân đang gặp phải. Đối với mỗi chứng ho sẽ có những cách điều trị hợp lý khác nhau mới có thể mang lại hiệu quả chữa khỏi cao nhất.
Ho có đờm
Thường liên quan đến bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản,...
- Sử dụng thuốc long đờm: Đây là loại thuốc hỗ trợ làm loãng chất nhầy, giúp bạn có thể ho ra đờm, làm sạch và thông thoáng đường thở. Loại thuốc guaifenesin được nhận định là thuốc hiệu quả, an toàn giúp long đờm đối với người bị ho về đêm do chứng cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản. Lưu ý thuốc cần có hướng dẫn sử dụng từ chuyên gia y tế.
- Điều chỉnh tư thế nằm: Hãy chêm thêm gối để nâng cao tư thế đầu và cổ, điều sẽ sẽ giúp hạn chế chất nhầy tích tụ về sau cổ họng từ đó giảm tình trạng ho về đêm.
- Sử dụng mật ong: Khả năng kháng khuẩn của mật ong cực kỳ hữu ích trong việc điều trị chứng ho về đêm. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chứng minh việc dùng 1/2 muỗng cà phê mật ong trước giờ đi ngủ giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn.
- Dùng đồ uống ấm: Hơi ấm từ các loại thức uống như mật ong chanh, trà thảo mộc,.. có thể giúp làm loãng chất nhầy cũng như giảm sự kích thích cơn ho. Lưu ý không được sử dụng quá sát giờ đi ngủ, uống trước khi ngủ tối thiểu 1 giờ.
- Tắm nước nóng: Việc tắm nước nóng có tác dụng tương tự hình thức xông hơi hỗ trợ làm loãng chất nhầy bên trong đường thở.
Ho khan
Thường liên quan đến hen suyễn, chảy dịch mũi sau, nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, ho gà hoặc sử dụng một vài loại thuốc ức chế men chuyển,..
- Dùng thuốc thông mũi: Đây là loại thuốc có khả năng làm khô dịch mũi, giảm ho về đêm. Lưu ý loại thuốc này chỉ áp dụng cho người trưởng thành và trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Dùng viên ngậm: Các loại viên ngậm giảm ho vô cùng phổ biến và rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, không nên ngậm trong tư thế nằm và không cho trẻ nhỏ sử dụng để tránh nguy cơ hóc kẹo.
- Thuốc ứng chế cơn ho - loại thuốc có khả năng chặn đứng cơn ho do phản xạ cơ thể trong khi bạn ngủ.
- Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp bôi trơn và làm ấm cổ họng, giảm sự kích thích từ cơn ho một cách hiệu quả.
Ho kích thích
Thường xuất hiện khi bị dị ứng, chảy dịch mũi sau, hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc,..
- Dùng máy tạo độ ẩm: Tình trạng không khí thiếu độ ẩm có khả năng gây kích ứng đường thở, khiến cơ ho diễn ra bất chợt và liên tục. Bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm và giữ ở mức tối đa 50% để đảm bảo không khí không bị khô cũng không quá ẩm ướt.
- Thường xuyên vệ sinh chăn gối, chỗ ngủ: Các chứng ho liên quan đến vấn đề dị ứng thường có nguyên nhân gắn liền với không gian sinh hoạt của bạn, phổ biến nhất là do chăn gối. Một số ít trường hợp có thể bị kích ứng cho lông, nước bọt thú cưng. Vậy nên việc thường xuyên vệ sinh chăn gối và không gian sống là điều vô cùng cần thiết.
- Sử dụng thuốc: Khi cảm thấy chứng ho khó có thể kiểm soát theo cách thông thường, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng histamine dạng uống để điều trị.
- Tình trạng ho về đêm vô cùng phổ biến song có nhiều dạng khác nhau. Để đảm bảo điều trị dứt điểm chứng ho về đêm, hãy tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo bạn đang thực hiện đúng cách. Khi nhận thấy chứng ho về đêm diễn ra kéo dài, không thuyên giảm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị nhé!
Tip Hay gợi ý đến bạn các mẹo giảm ho về đêm vừa đơn giản lại vô cùng hiệu quả qua bài viết trên. Đừng quên theo dõi Tip Hay thường xuyên để cập nhật thông tin hữu ích cho cuộc sống mỗi ngày nhé!
Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Vinmec.com