Tip hay

Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc mới khỏi. Tip Hay sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thuốc đau mắt đỏ trên thị trường.

Đau mắt đỏ là một bệnh lý thường gặp và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân đau mắt đỏ cũng cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Trong bài viết này, Tip Hay sẽ giới thiệu đến bạn một số loại thuốc trị đau mắt đỏ trên thị trường và những lưu ý khi sử dụng chúng.

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.

1 Các loại thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%) thường được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị bệnh đau mắt đỏ. Với ưu điểm dịu nhẹ, an toàn nhưng lại rất hiệu quả, nước muối sinh lý giúp loại bỏ các mầm vi khuẩn gây bệnh, tạo độ ẩm và làm êm dịu mắt. Trong quá trình sử dụng loại dung dịch này để điều trị bệnh về mắt, bạn cần chú ý về liều lượng, thời gian và cách bảo quản.

Nước muối sinh lýNước muối sinh lý

Nước mắt nhân tạo

Tương tự như nước muối sinh lý, các loại nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hoặc dung dịch bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, tất cả chúng đều không phải là thuốc đặc trị mà chỉ có tác dụng duy trì độ ẩm, tăng độ nhầy ở mắt và hạn chế tình trạng khô mắt.

Một điểm lưu ý khi chọn mua nước mắt nhân tạo, bạn chỉ nên chọn các loại không có chất bảo quản benzalkonium chloride. Nguyên nhân là do các chất này có thể phá vỡ cấu trúc lipid và làm mất đi tính bền vững của màng phim nước mắt nếu chúng được tích lũy quá nhiều trên bề mặt nhãn cầu.

Nước mắt nhân tạoNước mắt nhân tạo

Thuốc chống dị ứng

Trong các trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như thuốc kháng Histamin H1 (Clorpheniramin, Antazoline hay Diphenhydramine,...). Phần lớn các loại thuốc này thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng để đạt được kết quả tốt nhất.

Thuốc chống dị ứngThuốc chống dị ứng

Thuốc co mạch

Trong trường hợp đau mắt đỏ do giãn mạch, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc co mạch để điều trị triệu chứng này. Thuốc có tác dụng làm co các mạch và hạn chế sự khó chịu của bệnh đau mắt đỏ.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ có thể gây ra phản tác dụng do hiện tượng nhờn thuốc. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đau mắt đỏ chỉ nên sử dụng các loại thuốc co mạch trong vòng 3 ngày và không nên quá 2 lần/ngày.

Thuốc co mạchThuốc co mạch

Thuốc kháng sinh

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng một loại kháng sinh phổ rộng để điều trị bệnh đau mắt đỏ. Nguyên nhân là do trong một số trường hợp bệnh đau mắt đỏ do viêm nhiễm, thông thường là do virus, thì kháng sinh không có tác dụng.

Bệnh đau mắt đỏ ở dạng này thường chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt được các vi khuẩn bội nhiễm có mặt kèm virus gây bệnh khi chúng ở trên kết mạc mà không có khả năng tiêu diệt mầm mống của bệnh.

Thuốc kháng sinhThuốc kháng sinh

Vitamin

Bổ sung vitamin là một trong những pháp hiệu quả thường được sử dụng để điều trị bệnh đau mắt đỏ. Cụ thể, các loại như vitamin A, vitamin Bvitamin E sẽ giúp cơ thể giảm thiểu và cải thiện các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.

VitaminVitamin

2 Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ

Nguy cơ khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ không đúng cách

Việc sử dụng các loại thuốc trị đau mắt đỏ không đúng cách không những giúp ích, mà ngược lại còn khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Đã có rất nhiều bệnh nhân áp dụng biện pháp xông lá hoặc tinh dầu và bị bỏng mắt. Số khác thì gặp tình trạng loét giác mạc và bị nấm, do sử dụng thuốc nhỏ mắt cortizol không đúng cách.

Do đó, để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra có thể ảnh hưởng đến thị lực của mắt, bạn không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Nguy cơ khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ không đúng cáchNguy cơ khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ không đúng cách

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ để điều trị

Khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mắt của bạn để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất. Do đó, bạn cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn, không được tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng,...
  • Bảo quản thuốc và sử dụng đúng cách: Nếu thuốc không được bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, bạn cần phải bảo quản thuốc ở nhiệt độ phù hợp, tránh môi trường ẩm mốc và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng thuốc, bạn không nên để mắt chạm vào đầu nhỏ của lọ thuốc.
  • Khám mắt định kỳ: Sau một thời gian điều trị, nếu tình trạng đau mắt đỏ không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên đi tái khám để nhận được lời khuyên tốt nhất.
  • Không áp dụng các phương pháp chưa được khoa học công nhận: Một số mẹo dân gian như đắp hành củ, xông lá trầu, hay nhỏ sữa mẹ,... được cho là có thể chữa trị bệnh đau mắt đỏ. Những phương pháp này đôi khi có thể khiến cho tình trạng của mắt càng thêm tồi tệ hơn.
  • Lập tức đến ngay các cơ sở y tế nếu phát hiện các vấn đề bất thường: Nếu bạn cảm thấy mắt có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ để điều trịLưu ý khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ để điều trị

Trên đây là một số thông tin về các loại thuốc đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng. Tip Hay hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Nguồn: Benhvienthucuc.vn

Từ khóa: Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụngthuốc trị đau mắt đỏcác loại thuốc trị đau mắt đỏ