Các loại nấm ăn được và những tác dụng thần kỳ của nấm
Cùng tìm hiểu các loại nấm ăn được và những tác dụng thần kỳ của nấm qua bài viết dưới đây.
Nấm là một loại thực phẩm không còn mấy xa lạ với tất cả chúng ta. Nó được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khoẻ. Hôm nay, mời bạn cùng Bách hoá XANH điểm qua 15 loại nấm ăn được và những công dụng thần kỳ của nó nhé.
1
Các loại nấm ăn được tại Việt Nam
Nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm rất quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam. Nấm là nguyên liệu trong nhiều món ăn của các gia đình Việt. Chúng sinh trưởng và phát triển trong những bụi rơm rạ, có màu trắng xám hoặc xám đen.
Thành phần chính có trong nấm rơm là các loại vitamin như: Vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và các axit amin.
Nấm hương
Nấm hương hay còn có tên gọi khác là nấm đông cô, thường mọc ở những cây to như cây dẻ, cây sồi, cây phong. Chúng phân bố chủ yếu ở các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam. Nấm hương khi trưởng thành có màu nâu sậm, có một chân hình trụ đính vào giữa tai nấm.
Nấm hương chứa các chất dinh dưỡng chủ yếu là protein, chất xơ, polisaccarit, và các vitamin nhóm B như: B1, B2, B3, B6,...
Nấm tuyết
Nấm tuyết hay còn gọi là mộc nhĩ trắng, nấm có màu trắng tinh khiết và hình dạng giống như tuyết. Nấm tuyết được sử dụng để chế biến những món ăn bao gồm cả món chay và món mặn với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe mà lại rất thơm ngon.
Các thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong nấm hương phải kể đến như: Chất béo không bão hòa, protein, các vitamin như: Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, D, E và các vi khoáng như: Phốt pho, canxi, đồng, kẽm, selen,... có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò, có nguồn gốc từ nước Đức từ lâu đời. Nấm mọc trên các thanh cây đã già cỗi, suy yếu và mọc thành các lớp xếp chồng lên nhau như những bậc thang. Nấm thường có màu trắng hoặc màu xám.
Nấm bào ngư hiện nay được trồng nhiều nhiều nơi trên thế giới để làm thực phẩm và có nhiều chất dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe như: các khoáng chất, chất xơ, kẽm, magie, phốt pho, kali, sắt,... và các vitamin nhóm B.
Nấm linh chi
Nấm linh chi còn có nhiều tên gọi mỹ miều như tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Nấm linh chi từ ngàn xưa đã được ông bà ta áp dụng như một dược liệu để làm thuốc. Tác dụng của nấm là giúp bảo vệ gan, giải độc cơ thể, bồi bổ trí não, đặc biệt còn có nghiên cứu chỉ ra rằng nấm linh chi có tác dụng mạnh mẽ trong việc phòng chống ung thư.
Nấm linh chi có chứa các thành phần dinh dưỡng như: Protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, chất tro, một số vitamin và khoáng chất khác (Canxi, kali, magie, phốt pho,...).
Nấm mỡ
Nấm mỡ có nguồn gốc từ châu u và Bắc Mỹ, chúng là loại nấm hiếm hoi mà ta có thể ăn sống được. Hiện nay, chúng được trồng nhiều ở khắp nơi trên thế giới. Không những mùi vị thơm ngon, nấm mỡ còn có thành phần dinh dưỡng cao nên được sử dụng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực.
Trồng nấm mỡ có chứa một lượng lớn chất xơ, canxi, sắt, phốt pho, chất tro cùng các loại vitamin C, B1, B2. Ngoài ra, nấm mỡ còn rất giàu protid, alanine, threonine, leucine, aspartic acid, glycine,...
Nấm thái dương
Nấm thái dương có nguồn gốc từ Brazil, phần mũ có màu nâu có đường kính 3 - 4cm và có thể nở đến 8cm, phần thân hình trụ màu trắng. Không những ngon, nấm còn chứa nhiều thành phần quý giá tốt cho sức khỏe.
Nấm thái dương có hàm lượng đạm cao hơn các loại nấm khác từ 30 - 35%, chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: Vitamin B1, B2, D, sắt, đồng, magie,...
Nấm thông
Nấm thông mọc phân bố ở các vùng ôn đới và cận nhiệt, chúng mọc thành đám nhỏ và thường được tìm thấy trong các rừng thông, chính vì thế chúng được gọi là nấm thông. Nấm có màu tím lúc còn nhỏ và chuyển sang nâu hoặc vàng khi trưởng thành. Phần thịt nấm dày, màu trắng có nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nấm thông có hàm lượng calo thấp, không chất béo và không cholesterol. Trong nấm thông chứ rất nhiều khoáng chất như kali, magie, natri và các loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B1, B2, B5, B9, H.
Nấm tai mèo
Nấm tai mèo (mộc nhĩ) gọi tắc là nấm mèo. Nấm thường có màu nâu sẫm hoặc màu đen, mọc ở các thân cây mục. Khi ăn có cảm giác dai giòn, chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á.
Nghiên cứu cho thấy, trong nấm tai mèo có chứa rất nhiều thanh phần chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, chất xơ, b-caroten. Ngoài ra còn có một số vitamin và khoáng chất cao hơn rất nhiều lần so với thịt và rau như vitamin B1, B2, phốt pho, canxi, sắt,...
Nấm tràm
Loài nấm này sinh trưởng chủ yếu trong các rừng tràm. Tại Việt Nam, nấm chủ yếu phát triển ở vùng Phú Quốc. Nấm có màu tím, thường được kết hợp với các loại hải sản để chế biến thành nhiều món xào, món súp ngon miệng.
Nấm tràm có nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3,...) rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ trí não đồng thời giàu protein, chất xơ, vitamin D,... ngăn ngừa thiếu máu và cung cấp canxi. Trong nấm tràm cũng có nhiều chất chống oxy hóa như selen, ergothioneine.
Nấm mối
Tại Việt Nam, nấm mối xuất hiện hiện chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, xuất hiện nhiều ở nơi mối đất sống. Loài nấm này có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, giàu canxi, phốt pho, sắt, protein rất tốt cho sức khỏe của cơ thể.
Nấm mỡ gà
Nấm mỡ gà còn có những tên gọi khác như: Nấm hàu vàng, bào ngư hoàng kim,... Nấm mỡ gà sở dĩ có tên như vậy là vì chúng có màu vàng giống như màu mỡ gà. Phần mũ nấm lõm xuống thay vì nhô cao lên như các loại nấm khác.
Trong nấm có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. hàm lượng protein trong nấm cao ngang bằng các loại thịt, cá và chất béo rất ít. Tương tự các loài nấm khác, nấm mỡ gà cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất dồi dào.
Nấm trâm vàng
Nấm trâm vàng ở Việt Nam là một loại nấm khá hiếm gặp, loại nấm này ưa nhiệt độ thấp và thường sinh trưởng trong các vùng có gió tuyết. Nấm có kích thước nhỏ, thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon do có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong nấm trâm vàng có chứa 8 loại axit amin khác nhau giúp phòng chống bệnh ung thư rất tốt.
Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ hay còn gọi là nấm đầu khỉ, mọc riêng lẻ và có dạng hình bầu dục. Các tua nấm rũ xuống nhìn như đầu khỉ nên chúng có tên như vậy. Không những là thức ăn, nấm đầu khỉ còn được xem như một loại dược liệu mang nhiều công dụng cho sức khỏe.
Nấm hầu thủ chứa nhiều khoáng chất quan trọng như phốt pho, sắt,... rất cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Ngoài ra trong nấm còn có nhiều vitamin như vitamin B1, B2, B3, D2,...
Nấm kim châm
Nấm kim châm còn có nhiều tên gọi khác như nấm kim chi, nấm giá,... Ta rất thường thấy loại nấm này trong các món ăn châu Á, đặc biệt là món lẩu. Khi ăn, nấm có độ mềm, dai, giòn sực sực và có mùi nhẹ ăn rất thích.
Trong nấm kim châm có rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, lipid, carbohydrate, chất xơ,... Lysine và kẽm cũng được tìm thấy trong loại nấm này đồng thời nấm kim châm được nghiên cứu là chứa đến 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
2
Những tác dụng thần kỳ của nấm
Nấm kim châm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Nấm kim châm được cho là có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch rất tốt. Một nghiên cứu cho thấy, những con chuột tiêu thụ thức ăn có chiết xuất thành phần dinh dưỡng từ loại nấm này thì hàm lượng cholesterol xấu rất thấp. Và các chất này cũng hoàn toàn có tác dụng trên người giúp giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Nấm bào ngư chữa ung bướu
Nấm bào ngư chữa ung bướu
Theo Đông y, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm. Ăn nhiều nấm bào ngư được chứng minh là giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, phòng ngừa ung bướu, giảm stress và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, nấm bào ngư được nghiên cứu là có chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân ung thư.
Nấm mỡ giúp làm giảm lượng cholesterol
Trong nấm mỡ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao đặc biệt là các acid béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C, D, B12, B9 và polyphenol. Các chất này được khoa học chứng minh là có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp hạn chế các bệnh như tim mạch hay tiểu đường.
Nấm hương giúp hạ huyết áp
Hàm lượng kali cao có trong nấm hương và những hoạt chất như protein, chất xơ, polisaccarit, các vitamin như vitamin B2, D, PP có tác dụng ngăn chặn cao huyết áp. Ngoài ra, còn giúp chữa viêm khớp, làm giảm albumin niệu, giúp phòng ung thư và trị tàn nhang.
Nấm rơm giúp ngăn chặn béo béo phì
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nấm rơm có chứa protein, chất béo không no, chất xơ cùng nhiều vị khoáng như sắt, canxi, phốt pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP,... Thành phần chất xơ là chất quan trọng giúp hỗ trợ chữa béo phì và các bệnh như tim mạch, đái tháo đường,...
Vừa rồi là những thông tin mà Bách hoá XANH muốn chia sẻ đến bạn về các loại nấm ăn được và những tác dụng thần kỳ của nấm. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích.