Các con đường lây truyền cúm AH5N1
Dịch cúm A H5N1 là căn bệnh nguy hiểm ở gia cầm và có khả năng lây sang người. Cùng tìm hiểu các con đường lây truyền cúm AH5N1 trong bài viết này nhé.
Bệnh cúm A H5N1 là bệnh cúm gây ra bởi một loại virus cúm sống trên loài có lông vũ như chim, gà, vịt. Ở Việt Nam cúm A H5N1 xuất hiện vào năm 2003 và bùng phát mạnh vào năm 2005 gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế cũng như con người. Dưới đây là những con đường lây truyền cúm A H5N1.
1
Lây nhiễm từ động vật sang người
Virus A H5N1 lây nhiễm từ động vật qua người thông qua việc con người tiếp xúc với gia cầm như: mua bán, giết mổ gia cầm, chế biến gia cầm bệnh, ăn tiết canh vịt hoặc thịt gia cầm chưa nấu chín… việc tiếp xúc với gia cầm đã nhiễm bệnh khiến con người có nguy cơ mắc các bệnh về: thanh quản, đường tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2
Lây nhiễm từ người sang người
Cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người, chẳng hạn như trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus cúm A H5N1 mà không có biện pháp phòng ngừa thì người tiếp xúc cũng có thể bị bệnh cúm A H5N1. Ngoài ra, có trường hợp lây bệnh từ mẹ sang con, dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh cũng có khả năng lây bệnh.
3
Lây nhiễm từ môi trường sang người
Môi trường cũng được coi là một trong những con đường lây bệnh cúm A H5N1, chẳng hạn như: môi trường thức ăn bị nhiễm khuẩn dính vào cơ thể, môi trường nước bị nhiễm virus và bạn vô tình để dính vào miệng, chuồng trại chưa được phun thuốc vệ sinh khử trùng, phân gia cầm chưa qua xử lý để làm phân bón… đó đều là những yếu tố gây lây nhiễm bệnh.
Trên đây là những con đường lây truyền cúm A H5N1, hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.