Các bước khử mùi hôi trong nhà vệ sinh chuẩn và hiệu quả nhất
Sáp thơm, xịt phòng đủ kiểu mà nhà vệ sinh vẫn hôi. Hãy thực hiện theo các bước sau, đảm bảo đánh bay mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh.
Các cách khử mùi nhà vệ sinh phổ biến như sử dụng tinh dầu, sáp thơm, xịt phòng chỉ là những biện pháp "tạm thời". Ngay sau khi mùi hương của những biện pháp trên mất đi thì mùi hôi sẽ mau chóng quay trở lại trong nhà vệ sinh.
Để khử mùi hôi triệt để nhà vệ sinh bạn cần phải hiểu được nguyên nhân vì sao lại có mùi khó chịu đến như vậy, từ đó mới có biện pháp xử lý hiệu quả.
1
Nguyên nhân nhà vệ sinh có mùi hôi
Nguyên nhân gây mùi thì có rất nhiều như nhà vệ sinh không được làm sạch các vết bẩn bám trên tường hay sàn nhà nhưng nguyên nhân gây mùi chủ yếu là khu vực bồn cầu và cống.
Tại khu vực này tồn động rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây mùi nên khi bạn vệ sinh toilet chỉ là vệ sinh bề mặt còn ở khu vực bồn cầu và cống thì lại khó vệ sinh, từ đó mà mùi hôi vẫn còn dù bạn đã vệ sinh sạch sẽ toilet rồi.
Tham khảo thêm: 14
cách xử lý bồn cầu bị hôi nhanh chóng, hiệu quả 100%
2
Các bước xử lý mùi hôi trong nhà vệ sinh
Bước 1: Làm sạch sàn và tường nhà vệ sinh
Dùng bột giặt pha loãng rồi cho ít nước tẩy nhà tắm vào. Sử dụng dung dịch này để chà lên tường nhà vệ sinh, các ngóc ngách bị bám bẩn.
Sau khi chà xong bạn khoan hãy xả với nước mà để nguyên vậy trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi dùng nước xả sạch.
Bước 2: Vệ sinh bồn cầu
Dùng nước vệ sinh bồn cầu và dụng cụ chà rửa để làm sạch bồn cầu. Nếu bạn chưa biết các thao tác vệ sinh như thế nào thì có thể tham khảo trong bài viết "Cách dùng dụng cụ vệ sinh làm sạch bồn cầu hiệu quả".
Ngoài những ngóc ngách chưa được làm sạch trong bồn cầu thì bồn cầu bị tắc cũng là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi. Sau khi chà sạch bồn cầu, bạn hãy thông tắc bồn cầu nhà bạn bằng những phương pháp như sử dụng gói thông tắc bồn cầu, băng keo, nước rửa chén.....
Bước 3: Khử mùi cống thoát nước
Rất nhiều trường hợp nhà vệ sinh có mùi hôi cống do đường ống dẫn thoát nước sàn gặp sự cố. Và tất nhiên, bạn cần xử lý chúng. Có thể tóc, bụi đất, cặn bẩn,… đã tích tụ lâu ngày trong đường ống dẫn đến nước thải không thể thoát dễ dàng mà ứ đọng lại gây mùi hôi.
Bạn có thể xử lý chúng rất dễ dàng với "Cách thông cống nhà tắm, trong bếp nhanh gọn và vô cùng đơn giản".
Bước 4: Lưu giữ mùi thơm dễ chịu trong nhà vệ sinh
Cuối cùng sau quá trình sử dụng nhà vệ sinh thì nấm mốc, vi khuẩn gây mùi vẫn quay trở lại, nếu chỉ là mùi hôi nhẹ thì bạn có thể sử dụng các biện pháp như sáp thơm hay những cách khử mùi từ nguyên liệu có sẵn trong bếp ngay tại đây.
3
Lưu ý khi khử mùi nhà vệ sinh
- Vệ sinh định kỳ nhà vệ sinh để đảm bảo diệt hết nấm mốc, vi khuẩn gây mùi.
- Luôn tránh những việc làm tắc bồn cầu, cống rãnh vì như vậy dễ làm vi khuẩn tích tụ.
- Khi làm hết tất cả các cách trên mà vi khuẩn vẫn có mùi thì có thể là do cống hay bồn của bạn đã gặp sự cố nặng, bạn nên liên hệ đế các cơ sở xử lý mùi hôi nhà vệ sinh giúp bạn.
Các phương pháp khử mùi nhà vệ sinh bằng mùi hương như tinh dầu, sáp thơm chỉ có hiệu quả tạm thời, bạn nên lưu ý vệ sinh, thông tắc cống, bồn cầu để giải quyết tận gốc mùi hôi này.
Bạn sẽ quan tâm: