Các biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường
Nhiều người khi mắc bệnh tiểu đường sẽ có nhiều lo lắng, bất an. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu các biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường.
Khi mắc bệnh tiểu đường nếu tâm trạng bạn càng lo lắng, tinh thần sa sút thì có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Chính vì thế các bạn hãy giữ tình thật thoải mái, ăn uống đầy đủ để giúp sức khỏe ngày càng tốt hơn nhé!
1
Những ảnh hưởng tâm lý ở người bệnh tiểu đường
Cảm thấy khó khăn khi phải sống chung với bệnh đái tháo đường
Với người bệnh đái tháo đường thì cần phải tự quản lý sức khỏe của mình hằng ngày để kiểm soát lượng đường huyết. Chính vì thế, sẽ tạo nên sự lo lắng, căng thẳng và làm cho hormone adrenaline và cortisol được giải phóng dẫn đến nhịp thở tăng lên, gây khó chịu và làm cho lượng đường tăng lên. Cùng với điều đó, nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cả giấc ngủ, huyết áp.
Bi quan về tương lai của bản thân
Bệnh tiểu đường hiện nay là bệnh mà nhiều người trên 40 tuổi mắc phải đặc biệt là tiểu đường ở type 2. Khi đã ở độ tuổi trên 40 tuổi thì phần lớn mọi người đã có những công việc ổn định, cuộc sống an nhàn chính vì thế khi biết mình mắc phải bệnh tiểu đường thì nhiều người sẽ cảm thấy bi quan và gặp nhiều khó khăn.
Lo lắng vì mọi người trong gia đình không thấu hiểu tình trạng sức khỏe của mình
Bệnh tiểu đường hiện nay chưa có thuốc đặc trị và hằng ngày người bệnh sẽ uống thuốc để giúp đường huyết luôn ổn định, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người. Việc dùng thuốc sẽ tiêu tốn về tiền bạc nên từ đó người bệnh sẽ lo lắng mình trở thành gánh nặng về kinh tế trong gia đình
Khi mắc bệnh tiểu đường thì những điều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sẽ có nhiều thay đổi và từ đó họ sợ người thân trong gia đình sẽ có sự đối xử khác đi và ảnh hưởng đến sinh của người khác. Cùng với điều đó những thay đổi trong cảm xúc của người bệnh cũng có thể gây nên những mâu thuẫn trong gia đình từ đó gây nên nhiều áp lực cho người mắc bệnh tiểu đường.
2
Các biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh
Tự chăm sóc bản thân nhưng không hướng đến sự toàn diện
Khi phát hiện bị tiểu đường, người bệnh sẽ phải lo lắng, căng thẳng với những điều cần tuân thủ như là về chế độ ăn, kiểm tra đường huyết, lượng thức ăn được phép ăn, thời gian uống thuốc,... Nhưng các bạn hãy cố gắng thích nghi với điều này từng ngày thì sẽ dần hình thành thói quen và đừng quên hãy luôn dành cho bản thân những lời động viên.
Trò chuyện, cởi mở hơn về vấn đề sức khỏe của bản thân
Người bệnh tiểu đường thường lo lắng khi phải nói ra tình trạng bệnh của mình cho người khác nhưng khi nói ra, chia sẻ một cách thẳng thắng cùng với mọi người thì người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và trút được gánh nặng ở trong lòng mình. Nếu bạn cảm thấy điều này có phần hơi khó khăn thì bạn hãy chọn chia sẻ với người thân nhất của mình.
Đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ
Các bạn đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ của những người xung quanh vì họ có thể sẽ giúp bạn theo nhiều cách và trong nhiều trường hợp khác nhau như là nhắc bạn uống thuốc, chuẩn bị giúp bạn bữa ăn,... Cùng với đó, nếu trong nhà bạn có người làm trong lĩnh vực y tế sẽ có thể trò chuyện về tình trạng bệnh, hướng dẫn cách uống thuốc và dành ra những lời khuyên đến bạn.
Hãy thảo luận thêm với bác sĩ hoặc những chuyên gia có liên quan
Khi điều trị bệnh nếu bạn có khó khăn hãy nói ngay với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích cho bệnh của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề kinh tế để khám chữa bệnh thì bạn có thể tìm đến những chương trình hỗ trợ của các tổ chức hay chính phủ dành cho người bệnh tiểu đường để nhận được sự giúp đỡ.
Trò chuyện với những người đồng cảnh ngộ
Khi trò chuyện với những người đồng cảnh ngộ thì người bệnh tiểu đường sẽ không còn cảm thấy mình bị cô lập và tâm trạng được thoải mái. Cùng với đó, có thể cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe.
Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Khi mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ vô cùng cần thiết và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với mức vừa phải không ăn quá nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày để giúp tinh thần luôn vui vẻ. Các bạn đừng vì bệnh tiểu đường mà không làm việc, không phát triển mà hãy làm thật tốt và phát triển bản thân từng ngày.
Tránh xa “bác sĩ Google”
Bạn có thể tìm kiếm vô vàn những thông tin về bệnh tiểu đường trên Google nhưng không phải tất cả đều đúng. Vì mỗi người sẽ có những triệu chứng của bệnh tiểu đường khác nhau nên các bạn hãy đến bệnh viện để khám, trò chuyện và hỏi ý kiến của bác sĩ về bệnh của mình.
Đối với người thân
Hỗ trợ người bệnh trong vấn đề dùng thuốc, kiểm tra đường huyết
Khi người thân mắc bệnh tiểu thường thì người thân có thể giúp trong việc nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, quản lý chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Cùng với đó, người thân có thể giúp người bệnh cách sử dụng máy đo huyết áp và hỗ trợ những công việc trong nhà.
Hoạt động thể chất
Người bệnh tiểu đường nên tập những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, điều này giúp giảm đường huyết, cải thiện sự linh hoạt của khớp xương, giúp tim, cơ thể khỏe mạnh,...Cùng với đó, còn giúp người tiểu đường ổn định tâm lý, giảm những căng thẳng. Người thân trong nhà có thể cùng người bệnh tập luyện hằng ngày điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe và gắn kết với nhau hơn.
Hỗ trợ người bệnh trong vấn đề dinh dưỡng
Chế độ ăn uống nghiêm ngặt là điều vô cùng cần thiết mà người bệnh tiểu đường cần thực hiện để kiểm soát đường huyết. Chính vì thế, trong vấn đề này người thân cần giúp người bệnh chọn những thực phẩm thích hợp, căn chỉnh lượng thức ăn và chọn những món ăn thích hợp cho người bệnh.
Thông cảm với tình trạng của người bệnh
Khi mắc bệnh tiểu đường người bệnh sẽ có nhiều tiêu cực trong tâm lý chính vì thế, người thân cần quan tâm, trò chuyện, giúp đỡ người bệnh. Điều này giúp người bệnh không cảm thấy cô đơn, căng thẳng và tâm trạng sẽ tốt hơn.
Bài viết trên là những chia sẻ của Tip Hay về các biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường. Hy vọng những cách này sẽ giúp người bệnh tiểu đường luôn luôn vui vẻ, lạc quan nhé!
Nguồn: Hello Bác Sĩ