Tip hay

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ

Bụng bầu ngồi có ngấn không? Sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ

Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn khi phân biệt bụng bầu và bụng mỡ khi mang thai. Vậy sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡ như thế nào. Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!

Bụng bầu ngồi có ngấn không là câu hỏi thắc mắc của không ít chị em đang mang thai, bởi bụng bầu và bụng mỡ rất khó phân biệt chính xác. Cùng Tip Hay tìm hiểu sự khác nhau qua bài viết sau nhé!

1 Bụng bầu ngồi có ngấn không?

Bụng bầu 3 tháng đầu ngồi có ngấn không?

Vào thời điểm của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ bầu sẽ gặp một số thay đổi rõ rệt khi mang thai như mệt mỏi, ốm nghén, trong khi đó vòng bụng thay đổi không quá rõ ràng.

Thực tế, một số mẹ bầu sẽ có bụng trông hơi tròn một chút, nhưng chủ yếu là do chướng bụng bởi em bé đang to dần trong tử cung. Một số mẹ bầu ốm nghén nặng không thể ăn uống như bình thường nên giảm cân nặng, vòng bụng lại giảm đôi chút.

Do đó, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu có thể có ngấn bụng hoặc không tùy theo trường hợp:

  • Mẹ bầu vốn có vòng eo nhỏ, tạng người nhỏ thì sẽ không thấy ngấn.
  • Mẹ bầu có vòng eo lớn, bụng nhiều mỡ, tăng cân nhanh sẽ có ngấn bụng khi mang thai.

Bụng bầu 3 tháng đầu ngồi có ngấn không?Bụng bầu 3 tháng đầu ngồi có ngấn không?

Bụng bầu 3 tháng giữa ngồi có ngấn không?

Vào 3 tháng giữa của thai kỳ, lúc này bụng bầu đã lớn rõ, tử cung có kích thước lớn. Do đó, trong giai đoạn này hầu như bà bầu khi ngồi sẽ không có ngấn bởi bụng bầu to, căng tròn và cứng hơn.

Bụng bầu 3 tháng giữa ngồi có ngấn không?Bụng bầu 3 tháng giữa ngồi có ngấn không?

Bụng bầu 3 tháng cuối ngồi có ngấn không?

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé đã lớn nhanh chóng khiến cho bụng mẹ to đến cực đại. Lúc này da bụng đã căng tối đa, do đó bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ ngồi sẽ không có ngấn.

Bụng bầu 3 tháng cuối ngồi có ngấn không?Bụng bầu 3 tháng cuối ngồi có ngấn không?

2 Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào?

Nhiều chị em khi ngồi xuống thấy có ngấn bụng thì lại lầm tưởng là do tăng cân nên chủ quan không nghĩ là đã mang thai. Điều này có thể khiến mẹ bầu chậm trễ trong việc chăm sóc con thai kỳ. Do đó, việc phân biệt bụng bầu, bụng mỡ là cần thiết.

  • Độ săn chắc: Bụng bầu săn chắc, cứng hơn, còn bụng béo mềm nhão.
  • Hình dáng: Bụng bầu to tròn, căng cứng, trong khi đó bụng mỡ có ngấn do chất béo tích tụ.
  • Vết rạn: Bụng bầu có vết rạn trên bụng, còn bụng mỡ thì không.

Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào?Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau như thế nào?

3 Cách giảm mỡ bụng cho mẹ bầu

Để giảm mỡ bụng ở mẹ bầu một cách khoa học, các chị em nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều hay ít trong một bữa, có thể chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày.

Ngoài ra, cần vận động, tập thể dục, thể thao một cách điều độ với các bài tập phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ,...

Lưu ý rằng, bà bầu không nên giảm cân hoặc ngừng tăng cân hoàn toàn sẽ có thể gây hại sức khỏe.

Cách giảm mỡ bụng cho mẹ bầuCách giảm mỡ bụng cho mẹ bầu

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc "Bụng bầu ngồi có ngấn không?" của không ít chị em phụ nữ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp các chị em phân biệt được bụng ngấn và bụng mỡ nhé!

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: Bụng bầu ngồi có ngấn không? Sự khác nhau giữa bụng bầu và bụng mỡbụng bầu ngồi có ngấn không