Bột quế là gì? Những công dụng của bột quế
Bột quế là một loại thực phẩm có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hôm nay, Tip Hay sẽ chia sẻ thông tin cụ thể hơn cũng như công dụng của loại bột này. Cùng tìm hiểu nhé!
Bột quế là bột được nghiền từ thân cây quế. Bột quế là một loại gia vị dùng trong nhiều món ăn, đặc biệt là trong các món tráng miệng.
Để hiểu đúng về loại bột này và nắm rõ những công dụng để sử dụng hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Tip Hay nhé!
1
Bột quế là gì?
Quế là gì?
Quế là một lớp vỏ được lấy ra từ thân cây quế, tên khoa học là Cinnamomum.
Khi lớp vỏ quế khô, nó sẽ cuộn lại, người ta hay gọi là thanh quế và những thanh quế sẽ được nghiền nát tạo thành bột quế. Quế có hương thơm như vậy là nhờ chứa hợp chất cinnamaldehyde.
Phân loại quế
Quế có 2 loại:
Quế Ceylon (quế Tích Lan, quế thật)
Quế Ceylon có xuất xứ từ Sri Lanka và các vùng phía nam của Ấn Độ. Quế được lấy từ lớp vỏ bên trong của cây Cinnamomum verum và loại quế rất hiếm thấy trên thị trường cho nên giá của nó cũng khá đắt đỏ so với các loại quế Cassia thông thường.
Quế Ceylon chứa khoảng 50 - 63% tinh dầu cinnamaldehyde, thấp hơn quế Cassia, có vị ngọt nhẹ và ít đắng, phù hợp sử dụng cho những món tráng miệng.
Bột quế Ceylon có màu nâu đỏ nhạt và kết cấu bột chứa nhiều sợi quấn chặt vào nhau.
Quế Cassia (quế Trung Quốc)
Quế Cassia xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc và làm từ vỏ cây Cinnamomum cassia (hay Cinnamomum aromaum). Quế được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, giá rẻ và chất lượng thấp so với quế Ceylon.
Quế Cassia chứa khoảng 95% tinh dầu cinnamaldehyde, có vị cay nồng, sử dụng trong chế biến món ăn và trong y học cổ truyền.
Bột quế Cassia có màu nâu đỏ sẫm và kết cấu hạt bột thô.
Bột quế là gì?
Bột quế tạo ra bằng cách nghiền nát vỏ quế cho ra bột, màu nâu đỏ và hương thơm đặc trưng và có thể được bảo quản trong thời gian rất lâu.
Bột quế chứa một số loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể như vitamin A, pyridoxine, niacin, axit pantothenic, canxi, sắt, kali, mangan, magie, kẽm,...
Trung bình một muỗng canh bột quế chứa 1.4mg mangan, chiếm lên đến 75% lượng mangan được các chuyên gia khuyên dùng hàng ngày.
Bên cạnh đó, bột quế còn chứa chất chống oxy hóa và chất xơ rất có lợi cho sức khỏe.
2
Tác dụng của bột quế
Chứa đặc tính chống viêm
Theo báo Lao Động, nhờ bột quế có chứa chất chống oxy hóa, nên có tác dụng chống viêm và chống lại sự nhiễm trùng và phục hồi sự tổn thương ở các mô.
Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống viêm mạnh của bột quế nhờ trong quế Ceylon có hợp chất E-cinnamaldehyde và o-methoxycinnamaldehyde và hợp chất cinnamic aldehyde trong quế Cassia.
Ngoài ra, hợp chất cinnamic aldehyde còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, làm giảm tình trạng nhiễm trùng và ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng làm ngăn chặn được sự phát triển của một số vi khuẩn trong khoang miệng như Listeria và Salmonella.
Chứa các chất chống oxy hóa
Trong bột quế chứa nhiều chất chống oxy polyphenol mạnh, có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác hại của quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra.
Theo kết quả phân tích và nghiên cứu của các chuyên gia khi so sánh khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị, thì quế gần như đứng đầu về hàm lượng phenol cao, nhất là hơn tỏi và Oregano.
Ngoài ra, quế còn được sử dụng bảo quản thực phẩm tự nhiên.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Quế còn có tác dụng có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến các bệnh về tim như hàm lượng cholesterol tổng thể, cholesterol triglycerides và huyết áp.
Theo một kết quả nghiên cứu trên những người bị bệnh tiểu đường loại 2, khi cho họ dùng 2.1g hoặc nửa muỗng cà phê bột quế mỗi ngày đã cho thấy được hàm lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể của họ được giảm dần, cả cholesterol LDL xấu và cholesterol triglycerides trung tính cũng giảm theo nhưng cholesterol HDL tốt vẫn ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, theo một cuộc nghiên cứu khác còn có kết quả rằng: Mỗi ngày tiêu thụ 120mg quế có tác dụng giống như kết quả trên, và còn làm tăng mức cholesterol HDL tốt.
Có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Theo báo Lao Động, Insulin là một loại hormone liên quan đến quá trình trao đổi chất, rất cần cho sự vận chuyển đường huyết từ máu đến các tế bào của bộ phận trên cơ thể.
Người ta đã chứng minh được, quế là thực phẩm làm giảm tình trạng kháng insulin, làm cho hormone này thực hiện nhiệm vụ của nó bình thường.
Ngoài ra, quế còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu với nhiều cơ chế khác nhau như:
-
Giảm lượng glucose sau khi bạn ăn một số hợp chất trong quế sẽ tác dụng với enzyme tiêu hóa, l àm chậm quá trình phân hủy carbohydrate.
-
Hợp chất hydroxychalcone trong quế có quá trình hoạt động như insulin nhưng tốc độ chậm hơn, làm cải thiện sự hấp thụ glucose của các tế bào.
-
Theo một kết quả nghiên cứu trên cơ thể người chứng minh hiệu quả chống bệnh tiểu đường của quế, làm giảm lượng đường khoảng 10 - 20% khi tiêu thụ mỗi ngày 1 - 6g ( khoảng 0.5 - 2 muỗng cà phê) bột quế.
Hữu ích cho người bệnh thoái hóa thần kinh
Bệnh thoái hóa thần kinh là tình trạng cấu trúc não đang mất dần hoặc chức năng của các tế bào não đang giảm dần, đặc biệt là bệnh Alzheimer và Parkinson ở người lớn tuổi.
Với chiết xuất từ quế Ceylon, có khả năng ức chế sự tích tụ của một loại protein trong não - nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.
Theo một cuộc nghiên cứu trên cơ thể chuột bị bệnh Parkinson cho thấy quế có tác dụng bảo vệ tế bào, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng hoạt động của não.
Bảo vệ chống ung thư
Các chuyên gia đã chứng minh rằng bột quế có tác dụng chống lại tế bào ung thư trong các cuộc nghiên cứu được thí nghiệm trên động vật và ống nghiệm.
Một số loại hợp chất trong quế có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và các tế bào trong khối u.
-
Theo một nghiên cứu trên cơ thể chuột bị ung thư ruột kết, chứng minh quế có tác dụng kích hoạt mạnh mẽ các enzyme giải độc và chống lại sự phát triển của ung thư ruột kết.
-
Ngoài ra, theo một thí nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh bột quế còn có khả năng kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào ruột kết của con người.
Chống virus HIV
Theo thí nghiệm được nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh quế có khả năng chống lại HIV-1, loại vi rút phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách từ từ.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác chứng minh, quế là nguyên liệu dùng để điều trị các tế bào nhiễm HIV hiệu quả nhất trong số 69 cây thuốc.
Giảm cân
Trong quế chứa nhiều polyphenol, làm giảm cân hiệu quả và thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy các liên kết peptit nhanh chóng trong cơ thể, làm cho cơ thể giảm mỡ và khối lượng cân nặng.
Làm đẹp da
Nhờ tác dụng chống viêm và kháng khuẩn và chứa nhiều chất chống oxy hóa, bột quế có khả năng làm giảm mụn trứng cá và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm ở da.
Bên cạnh đó, bột quế còn có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện lưu lượng máu trên bề mặt da.
Ngoài ra, quế là nguyên liệu để điều trị bệnh da khô, loại bỏ các tế bào chết và phục hồi tổn thương trên da, giúp bạn có làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
3
Tác hại của bột quế
Mặc dù bột quế có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng việc sử dụng bột quá nhiều lần và dùng liều lượng lớn sẽ gây nên một số vấn đề như:
Nguy cơ bị tổn thương gan
Lượng lớn coumarin trong bột quế, khi bạn sử dụng quá nhiều nó sẽ trở thành chất độc, gây tổn thương cho gan.
Trung bình, trong 2g bột quế Cassia chứa khoảng 5mg coumarin. Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên hấp thụ 0.1mg/kg đối với trọng lượng cơ thể, tức là chỉ sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày với người có cân nặng là 60kg.
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nếu cơ thể hấp thụ lượng coumarin quá lớn không những gây tổn thương cho gan mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Theo các nghiên cứu trên cơ thể động vật gặm nhấm, cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều coumarin dẫn đến khối u ác tính phát triển mạnh ở một số cơ quan nội tạng như gan, thận và phổi.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định coumarin làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư ở người. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều quế, dẫn đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể giảm dần, các khối u có khả năng phát triển thành ung thư.
Gây lở loét miệng
Trong bột quế có chứa cinnamaldehyde, nếu như bạn ăn quá nhiều làm cho hoạt chất này có tác dụng gây ra dị ứng ở miệng. Ngoài ra, bạn có thể bị sưng lưỡi, sưng nướu, nóng rát hoặc ngứa trong khoang miệng.
Làm giảm lượng đường trong máu
Quế là một loại thực phẩm tốt cho những người có lượng đường huyết cao. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều bột quế, sẽ khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống thấp, dẫn đến các triệu chứng của bệnh hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu.
Gây các vấn đề về hô hấp
Bởi vì bột quế có kết cấu nhỏ, mịn nên khi chúng ta sử dụng dễ bị hít vào, gây ra ho, nôn ói hoặc khó thở.
Ngoài ra, chất cinnamaldehyde trong quế còn là chất gây kích thích và làm khó chịu cho cổ họng. Chính vì vậy, những người bị bệnh hen suyễn hay bị bệnh liên quan đến đường hô hấp đặc biệt cẩn thận khi hít phải.
Giảm tác dụng của một số loại thuốc
Trong quế có dược tính, cho nên khi bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh, thì bạn cần phải cân nhắc sử dụng bột quế dưới mọi hình thức. Vì quế có thể gây tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.
Chất coumarin chứa nhiều trong bột quế Cassia có thể gây tổn thương gan. Vì vậy, nếu bạn bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh gan như acetaminophen, statin và paracetamol, quế sẽ khiến giảm hiệu quả của thuốc.
4
Các món ăn từ bột quế
Bánh mì quế cuộn
Bánh mì quế cuộn có màu nâu vàng bắt mắt, có hương thơm đặc trưng của quế và phần bánh mì có độ dai, mềm cùng vị ngọt béo vừa phải dễ ăn.
Trà quế mật ong
Với hương vị ngọt nhẹ của mật ong hòa quyện với vị thơm của quế, một xíu vị chát chát của trà làm cho trà quế mật ong ngon hơn, hấp dẫn hơn. Đây là loại thức uống có thể sử dụng vào buổi sáng và cũng phù hợp cho những ai đang giảm cân.
Chả quế chay
Chả quế chay có được bao bọc lớp màu vàng cam đẹp mắt ở phía bên ngoài, với vị bùi bùi, một chút giòn dai bên trong rất lạ miệng. Chả quế này bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm với bánh ướt, bánh mì cũng rất ngon.
Tip Hay hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bột quế và những công dụng của bột quế trong đời sống. Hãy sử dụng bột quế đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé!
Nguồn: Báo Lao Động