Tip hay

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Khám phá tại sao bọc răng sứ có thể gây hôi miệng và cách bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này. Đọc ngay để biết thêm thông tin hữu ích và cách xử lý.

Bọc răng sứ đã trở thành một giải pháp phổ biến để cải thiện nụ cười và sự tự tin của nhiều người. Tuy nhiên, có một số người phản hồi rằng họ gặp tình trạng hôi miệng sau khi thực hiện quá trình này. Vậy bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Trong bài viết này, hãy cùng Tip Hay tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Để giải đáp về tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ, các chuyên gia đã chỉ rõ rằng khi tiến hành bọc răng các nha sĩ thực hiện đúng theo chỉ định, tuân thủ kỹ thuật chính xác và được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao, cùng với đó là sử dụng các thiết bị hiện đại thì tình trạng hôi miệng hoàn toàn không phải là một vấn đề đáng lo ngại.

Theo Bác sĩ CKI Mai Hồng Thái (chuyên khoa răng sứ tại nha khoa I-DENT), nếu bạn đảm bảo đúng 4 yếu tố chính sau: đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, sử dụng sứ chất lượng và thực hiện vệ sinh răng đúng cách, thì không cần phải lo lắng về tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Hơn nữa, răng sứ có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn giữ được độ bền.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

2 Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng

Tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng không phải là hiếm gặp và có thể có nguyên nhân từ những điểm sau:

  • Bác sĩ nha khoa không thực hiện kỹ thuật bọc răng sứ đúng cách, tạo ra khoảng cách giữa răng sứ và nướu. Khi ăn uống, mảnh thức ăn dễ bị kẹt vào khoảng trống này, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi.
  • Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đủ kỹ càng, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ mảng bám dư thừa ở giữa các răng, hoặc không làm sạch cao răng định kỳ. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn trong miệng và gây ra hôi miệng.
  • Sử dụng sứ kim loại, mà sau một thời gian dài có thể bị oxi hóa. Sứ này có thể bị tác động bởi vi khuẩn, nước bọt, và các chất khác, gây ra mùi hôi.
  • Bệnh nhân có thể đã mắc tình trạng hôi miệng trước đó, nhưng không nhận biết. Sau khi bọc răng sứ và không duy trì vệ sinh đầy đủ, hôi miệng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Răng sứ bị tác động mạnh, gây ra nứt gãy hoặc làm sần sùi mà bệnh nhân không nhận ra. Lúc này, thức ăn và vi khuẩn có thể bám vào và gây ra mùi hôi.
  • Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng, bao gồm các vấn đề về sức khỏe như bệnh dạ dày và vấn đề tiêu hóa, sâu răng, hôi miệng do khô miệng, viêm xoang, ...

Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệngNguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng

3 Bọc răng sứ bị hôi miệng nên làm gì?

Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng, việc đầu tiên các bạn cần thực hiện chính là đi khám và xác định nguyên nhân cụ thể bằng cách tới gặp nha sĩ. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng sứ, xem xét có sự tác động không mong muốn hoặc hiện tượng hở kẽ nào không. Sau đó, các biện pháp can thiệp cụ thể có thể bao gồm:

  • Nếu vấn đề xuất phát từ lỗi kỹ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc thay răng sứ mới để khắc phục tình trạng này cho bệnh nhân.
  • Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp để loại bỏ hôi miệng.
  • Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần của răng sứ, bác sĩ có thể xem xét thay thế răng sứ bằng loại răng sứ toàn sứ để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng cho bệnh nhân.

Bọc răng sứ bị hôi miệng nên làm gì?Bọc răng sứ bị hôi miệng nên làm gì?

4 Cách phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng

Để tránh tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ, các bạn có thể tuân thủ các quy tắc sau:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềmkem đánh răng chứa fluor. Hãy nhớ chải răng nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật.
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảnh thức ăn còn sót lại ở những khu vực mà bàn chải không thể tiếp cận.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả. Hãy cân nhắc sử dụng tăm nước để tăng cường làm sạch và massage nướu.
  • Tránh nhai các món ăn quá cứng hoặc quá dai để không làm răng sứ bị hỏng hoặc vỡ.
  • Hãy tập thói quen nhai từ cả hai bên của hàm để tránh lệch khớp cắn và giúp răng tự làm sạch cho nhau.
  • Duy trì việc kiểm tra nha khoa định kỳ, ít nhất là 1-2 lần mỗi năm, để loại bỏ vôi răng và đảm bảo rằng răng của bạn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Bác sĩ nha khoa cũng sẽ kiểm tra sự sát khít của răng sứ và xử lý sớm khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Cách phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệngCách phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng

Hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể là một vấn đề khá phiền toái, nhưng không phải là không thể khắc phục. Bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, tuân theo hướng dẫn của nha sĩ, và duy trì chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng hôi miệng không mong muốn sau khi bọc răng sứ.

Nguồn: Vinmec.com

Từ khóa: Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Nguyên nhân và cách phòng ngừabọc răng sứ có bị hôi miệng khôngbọc răng sứ bị hôi miệng