Bỏ túi 13 bí quyết dùng nước tẩy rửa vừa an toàn vừa tránh làm hỏng đồ đạc
Làm thế nào để sử dụng các chất tẩy rửa vừa an toàn, vừa tránh làm hỏng đồ đạc? Hãy cùng Bách hoá XANH khám phá 13 bí quyết sau đây nhé!
Nhờ vào công nghệ tiên tiến, các chất tẩy rửa đã ra đời và giúp nhiều gia đình tiết kiệm thời gian mỗi khi vệ sinh nhà cửa. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại hoá chất này không đúng cách, bạn sẽ dễ làm hỏng một số đồ đạc trong nhà, đặc biệt là những món đồ quý và đắt tiền. Hôm nay, Tip Hay sẽ bật mí 14 mẹo dùng nước tẩy rửa vừa an toàn, vừa tránh làm hư hại đồ đạc. Hãy cùng theo dõi nhé!
1
Pha loãng nước rửa chén trước khi sử dụng
Đối với lượng bát đĩa trong mỗi bữa ăn của 3 - 4 người, bạn chỉ cần dùng từ 1 - 2 giọt nước rửa chén, pha loãng với nước, tạo bọt và bắt đầu rửa bát. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa đảm bảo hoá chất được rửa trôi và không bám lại trên bát đĩa nhà bạn.
2
Không dùng dung dịch chứa clo lên những bề mặt kim loại
Những bề mặt như kim loại, gạch men,… khi tác dụng với clo sẽ hình thành vết ố, xỉn màu và khó loại bỏ. Tuỳ theo từng chất liệu, bạn có thể chọn dung dịch tẩy rửa chuyên dụng phù hợp để bảo dưỡng vật dụng tốt hơn.
3
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chất đánh bóng nội thất
Hiện nay, các chất đánh bóng nội thất rất đa dạng và được chia thành 2 loại chính: Chất đánh bóng gốc dầu và chất dạng nhũ hoá có gốc từ nước. Tuy nhiên, chất đánh bóng gốc dầu lại khiến bề mặt nội thất dễ ngả vàng.
Lưu ý, không sử dụng chất đánh bóng lên bề mặt có chất liệu laminate. Khi sử dụng chất đánh bóng chứa dầu hoặc sáp lên chất liệu này sẽ khiến đồ vật dễ bám bụi và làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài.
4
Không pha chất tẩy rửa trong nước nóng
Các chất tẩy rửa thường không “thân thiện” với nước nóng. Khi gặp nhiệt độ cao, tính khử trùng sẽ bị vô hiệu hoá và mất đi khả năng tẩy rửa vốn có. Vì thế, bạn nên kết hợp hoá chất với nước lạnh hoặc nước ấm để tối ưu hiệu quả làm sạch khi sử dụng.
5
Không dự trữ các loại hóa chất tẩy rửa chứa clo
Hầu hết các chất tẩy rửa vẫn có thể bảo quản lâu theo thời hạn sử dụng. Song, các hoá chất chứa clo thì không thể giữ lâu vì sẽ làm mất đi tính khử trùng và giảm đáng kể hiệu quả làm sạch trên bề mặt.
6
Khăn lau kháng khuẩn có thể làm hỏng chất liệu da
Hoá chất trong khăn kháng khuẩn có thể làm bay hơi lớp dầu tự nhiên trên chất liệu da. Vì thế, phần da sẽ trở nên khô, cứng và nứt nẻ theo thời gian. Không chỉ gây phản ứng xấu trên bề mặt da, loại khăn này còn làm mất đi độ sáng bóng tự nhiên của gỗ.
7
Không nên dùng nước rửa chén để làm sạch vết bẩn trên thảm
Nhiều người cho rằng nước rửa chén có tính tẩy rửa mạnh và có khả năng “đánh bay” hoàn toàn các vết bẩn “cứng đầu”. Tuy nhiên, cách làm này không hiệu quả khi tẩy sạch vết bẩn trên thảm. Bởi một ít hoá chất có thể sót lại trên sợi vải khiến tấm thảm trở nên dính nhớp và bám bụi nhiều hơn.
8
Hạn chế dùng chất tẩy rửa cho các bề mặt mỏng manh
Tùy vào chất liệu đồ đạc mà bạn cân nhắc sử dụng chất tẩy rửa phù hợp. Các dạng nước tẩy đa năng có thể làm hỏng bề mặt của một số đồ vật như đá cẩm thạch, nội thất gỗ,… Bạn có thể thử nghiệm dung dịch trên khu vực nhỏ để kiểm tra xem bề mặt có bị ố vàng hay không.
9
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa có mùi thơm
Hiện nay, các loại chất tẩy rửa trên thị trường có nhiều mùi hương mới lạ thu hút nhiều bà nội trợ. Một số nhà sản xuất đã sử dụng phthalates để tạo hương thơm cho sản phẩm. Theo nghiên cứu từ Đại học Harvard cho biết chất này có thể gây dị ứng với trẻ em và phụ nữ mang thai.
10
Bột giặt chứa enzym không tốt cho len hoặc lụa
Thông thường, các hoạt chất có trong bột giặt chứa enzym không thể phân biệt được giữa protein từ chất bẩn và protein từ sợi vải. Vì thế, nếu sử dụng chúng để giặt len và lụa có thể làm hỏng vải và gây mất độ bền cho sản phẩm.
11
Không làm sạch đồ gỗ bằng nước lau kính
Nước lau kính có thể làm phá hoại kết cấu của lớp đánh đóng và lớp vecni trên đồ gỗ. Bạn có thể thay thế giấm trắng và dầu để tẩy sạch vết bẩn cũng như làm sáng bề mặt gỗ hiệu quả hơn.
12
Dùng chất tẩy rửa liều lượng vừa đủ
Càng sử dụng nhiều chất tẩy rửa, càng làm sạch nhanh các vết bẩn cứng đầu. Khái niệm này khá sai lầm và thậm chí mang đến kết quả ngược lại. Khi các hoá chất đọng lại trên bề mặt quá lâu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi trùng phát triển. Tốt nhất bạn nên chọn loại chất tẩy rửa phù hợp và dùng đủ liều lượng cần thiết.
13
Không tự ý pha chế hóa chất tẩy rửa
Tự ý pha chế hóa chất tẩy rửa có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Khi các chất không tương thích kết hợp với nhau có thể tạo ra mùi khó chịu gây hại cho hệ hô hấp, giảm thị lực, thậm chí khiến bạn choáng váng. Vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh những tác hại khôn lường với sức khỏe.
Vậy là bạn đã vừa bỏ túi 13 bí quyết dùng chất tẩy rửa an toàn để bảo quản đồ đạc trong nhà tốt hơn. Hãy thử và chia sẻ trải nghiệm của bạn khi áp dụng những mẹo này với Tip Hay nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!