Bỏ túi 11 cách phòng ngừa suy thận đơn giản tại nhà
Cùng Tip Hay theo dõi ngay bài viết sau đây để bỏ túi 11 cách phòng ngừa suy thận đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả ngay tại nhà nhé!
Thận là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta nếu thận bị mất khả năng hoạt động. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của gia đình, mỗi người cần phải biết cách phòng ngừa bệnh suy thận ngay từ đầu. Hãy cùng Tip Hay tham khảo 11 cách phòng ngừa suy thận đơn giản và hiệu quả ngay nhé.
1
Duy trì chỉ số huyết áp ở mức phù hợp
Huyết áp tăng cao có thể làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận, tăng khả năng mắc bệnh suy thận. Bên cạnh đó, nếu huyết áp không được kiểm soát tốt, thận sẽ không đảm bảo được chức năng đào thải chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Vì vậy hãy chú ý duy trì huyết áp ở chỉ số ổn định và mức huyết áp thường gặp ở mọi người là dưới 140/90 mm Hg.
2
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao có thể gây cản trở các mạch máu, giảm lưu lượng máu đến thận, lâu dần dẫn tới suy thận. Do đó, mọi người nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong máu và xây dựng lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh như bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
3
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để giúp phòng ngừa bệnh suy thận một cách hiệu quả nhất thì bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Xây dựng bữa ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol trong máu. Hãy chọn thực phẩm có lợi cho tim vì khi tim khỏe mạnh cũng sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe thận.
Theo các chuyên gia, nên lựa chọn một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cho thận cũng như các cơ quan khác như: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, sữa ít béo,...
4
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Việc tập luyện sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ thừa cân béo phì,...Từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh suy thận. Hãy hoạt động thể chất từ 30 phút trở lên trong hầu hết các ngày. Tuy nhiên, bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe để đảm bảo hiệu quả nhất như bơi lội, đi bộ hay yoga,...
5
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Hãy tiếp tục duy trì các thói quen đều đặn để giữ cân nặng hợp lý. Nếu cơ thể có xu hướng béo phì thì bạn hãy kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày và kết hợp việc tập thể dục. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một kế hoạch giảm cân lành mạnh.
6
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và mọi bộ phận cơ thể đều cần nước để hoạt động bình thường. Đặc biệt, nước giúp thận loại bỏ chất thải từ máu dưới dạng nước tiểu. Khi mất nước nghiêm trọng khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm hỏng thận. Vì vậy, có thể nói cung cấp đủ nước là điều thiết yếu để duy trì sự sống cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường chức năng thận.
Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tổn thương tế bào thận, lâu dần gây suy giảm chức năng của cơ quan này. Để cung cấp lượng nước chính xác cho cơ thể, người bệnh cần dựa vào các yếu tố như: giới tính, độ tuổi, mức độ hoạt động hàng ngày, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú,...Cụ thể như sau:
- Người trưởng thành (Trên 19 tuổi): Nam nên cung cấp nước khoảng từ 3,87 - 4 lít và nữ khoảng từ 2,8 - 3 lít
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi nên uống khoảng 1,2 lít nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 1,7 – 1,9 lít nước
- Trẻ vị thành niên 14 - 18 tuổi: uống khoảng 2 - 2,6 lít nước
7
Giảm lượng muối tiêu thụ
Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể phải hấp thụ cả lượng muối bị dư thừa, làm huyết áp tăng cao. Khi đó sẽ tạo áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều và dễ dẫn đến bệnh suy thận. Vì vậy, chúng ta nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể để chức năng của thận được cải tạo tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận. Thay vào đó, bạn có thể nấu ăn với những gia vị thảo mộc như nghệ, quế,...để thay cho muối.
8
Không hút thuốc lá
Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận phải làm việc hết công suất để đào thải hết độc tố ra ngoài. Ngoài ra, khi sử dụng các đồ uống có cồn nhiều có thể làm tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch và tăng lượng calo dư thừa trong cơ thể dẫn đến tăng cân. Vì vậy, hạn chế bia rượu, các loại đồ uống có cồn được đánh giá là cách phòng ngừa suy thận hiệu quả.
9
Hạn chế đồ uống có cồn
Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận phải làm việc hết công suất để đào thải hết độc tố ra ngoài. Ngoài ra, khi sử dụng các đồ uống có cồn nhiều có thể làm tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch và tăng lượng calo dư thừa trong cơ thể dẫn đến tăng cân. Vì vậy, hạn chế bia rượu, các loại đồ uống có cồn được đánh giá là cách phòng ngừa suy thận hiệu quả.
10
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Stress hay trình trạng căng thẳng, lo âu quá mức có thể làm tăng huyết áp gây nên các bệnh tim mạch và làm tổn thương các tế bào ở thận. Vì vậy giảm thiểu căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số biện pháp có thể giúp giảm căng thẳng, phòng ngừa suy thận mà bạn nên áp dụng như thiền, yoga, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, cười nhiều hơn, giảm lượng caffeine,...
11
Không lạm dụng thuốc không kê đơn
Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai chỉ định của bác sĩ là tác nhân điển hình gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, việc uống thuốc quá liều rất dễ gây suy giảm chức năng thận.
Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc chống viêm không steroid bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu dùng chúng thường xuyên vì đau mạn tính, đau đầu hoặc viêm khớp.
Bài viết đã tổng hợp 11 cách phòng ngừa suy thận hiệu quả, đơn giản tại nhà. Tip Hay hy vọng bạn đã bỏ túi thêm được nhiều phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân của mình.
Nguồn: hellobacsi.com