Tip hay

Bỏ ngay 7 thói quen khiến điện thoại của bạn bị nóng quá mức, đề phòng cháy nổ

Bỏ ngay 7 thói quen khiến điện thoại của bạn bị nóng quá mức, đề phòng cháy nổ

Bạn có biết đâu là những thói quen khiến điện thoại của bạn thường xuyên bị nóng? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng smartphone của mọi người ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hợp lý, bạn có thể khiến điện thoại của mình bị nóng lên quá mức, dẫn đến tình trạng cháy nổ. Trong bài viết sau, Tip Hay sẽ mách bạn 7 thói quen khiến điện thoại của bạn thường xuyên bị nóng lên quá mức.

1 Sử dụng ốp thường xuyên

Bao da, ốp lưng điện thoại là một trong những phụ kiện khiến chiếc điện thoại của bạn trông xinh đẹp hơn, đồng thời khiến điện thoại được bảo đảm an toàn khi bị va đập.

Tuy nhiên, nếu sử dụng ốp lưng, bao da điện thoại quá thường xuyên, điện thoại của bạn sẽ trở nên nhanh nóng, nhất là trong khi sạc pin.

Không nên sử dụng ốp lưng trong lúc sạc điện thoạiKhông nên sử dụng ốp lưng trong lúc sạc điện thoại

2 Không tắt các kết nối khi không cần thiết

Trong quá trình sử dụng điện thoại, đôi khi bạn sẽ kích hoạt các kết nối như AirDrop, Bluetooth để truyền dữ liệu hoặc bật 3G/4G để kết nối Internet. Sau khi sử dụng, bạn nên tắt các kết nối đó. Điều này sẽ giúp thời lượng pin của điện thoại được duy trì và điện thoại cũng được nghỉ ngơi, không bị nóng.

Không tắt các kết nối khi không cần thiếtKhông tắt các kết nối khi không cần thiết

Nếu bạn không tắt các kết nối, điện thoại buộc phải vận hành liên tục để duy trì các tính năng đó, dẫn đến thời lượng pin điện thoại bị sụt giảm.

3 Không cập nhật điện thoại và ứng dụng

Nhiều người có thói quen không cập nhật điện thoại và ứng dụng vì không thích các bản cập nhật mới và cho rằng phiên bản hiện tại vẫn còn dùng được.

Không cập nhật điện thoại và ứng dụngKhông cập nhật điện thoại và ứng dụng

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điện thoại bạn bị nóng quá mức là do các lỗi trong hệ điều hành hiện tại bạn đang sử dụng. Các bản cập nhật mới sẽ sửa chữa những lỗi này và cải thiện quy trình hoạt động, giúp điện thoại bạn không bị nóng.

4 Không sử dụng Chế độ tối

Những chiếc điện thoại ngày càng được thiết kế với màn hình lớn hơn và độ sáng cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân khiến điện thoại tốn nhiều pin hơn và bị nóng lên nhanh chóng.

Không sử dụng Chế độ tốiKhông sử dụng Chế độ tối

Do đó, để cải thiện điều này, bạn có thể chọn một hình nền tối hoặc sử dụng Chế độ tối (Drank mode) để tiết kiệm pin cho điện thoại.

5 Sạc pin không đúng cách

Có thể bạn chưa biết, sạc pin không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng lên quá mức và dẫn đến trường hợp cháy nổ.

Sạc pin không đúng cáchSạc pin không đúng cách

Trong khi sạc pin, bạn không nên sử dụng ốp lưng điện thoại, đồng thời không đặt điện thoại đang sạc dưới gối, trên giường ngủ,... Điều này sẽ khiến nhiệt độ điện thoại tăng lên và gây ảnh hưởng xấu cho điện thoại.

6 Để điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác

Nhiều người thường đặt điện thoại, máy tính và máy tính bảng gần nhau ở góc làm việc, thậm chí còn cho chung vào một túi sau khi sử dụng xong. Tuy nhiên, nếu được đặt cạnh nhau, khi một trong các thiết bị nóng lên, chúng có thể nhanh chóng truyền nhiệt sang các thiết bị còn lại, làm giảm tuổi thọ, độ bền của chúng.

Để điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khácĐể điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác

7 Chơi game hoặc xem phim quá lâu

Khi bạn xem một bộ phim dài hoặc chơi game quá lâu trên điện thoại, bộ xử lý sẽ hoạt động liên tục, khiến nhiệt độ điện thoại tăng lên nhanh chóng. Do đó, bạn nên sử dụng điện thoại trong một khoảng thời gian hợp lý, tránh khiến điện thoại bị nóng quá mức bình thường.

Chơi game hoặc xem phim quá lâuChơi game hoặc xem phim quá lâu

Trên đây là 7 thói quen thường gặp khiến điện thoại của bạn bị nóng quá mức. Tip Hay hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn nhé!

Từ khóa: Bỏ ngay 7 thói quen khiến điện thoại của bạn bị nóng quá mức đề phòng cháy nổđiện thoại bị nóng