Bị tiểu đường nên kiêng gì, ăn gì? Nghe chuyên gia tư vấn chế độ ăn
Bạn đang gặp vấn đề về đường huyết hoặc có người thân mắc bệnh tiểu đường? Cùng lắng nghe bác sĩ hướng dẫn nguyên tắc và chế độ ăn cho người tiểu đường bạn nhé!
Bệnh lý tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến, số lượng người mắc bệnh tăng cao và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Dưới đây là cách xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường được hướng dẫn bởi Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.
1
Người bị tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Để hỗ trợ giữ cho chỉ số đường huyết được ổn định bạn nên kiêng ăn một số món ăn như sau:
Các món chiên rán
Kiêng ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao.
Các món nướng
Không ăn các món khoai nướng, củ nướng, thịt nướng vì chỉ số đường huyết của những món này rất cao.
Sinh tố
Với trái cây, nên kiêng uống sinh tố mà hãy ăn chín cả múi để có chất xơ. Uống sinh tố có thêm sữa, đường có thể khiến đường huyết tăng.
Các món có lượng đường cao
Kiêng ăn các món chứa hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, mứt, đường, nước ngọt,...
Tham khảo: Chọn thực phẩm cho người bị tiểu đường
2
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Gạo, đậu các loại
Nên ăn các loại thực phẩm bổ sung glucid dạng phức hợp như gạo, khoai, củ luộc vì có mức chỉ số đường thấp.
Đạm thực vật
Bổ sung cả protein động vật và thực vật cùng nhau. Một số protein động vật như thịt, cá, trứng,... nên dùng cùng các loại protein thực vật như: đậu, lạc, đỗ,... sẽ đảm bảo lượng đạm nạp vào là đủ và không gây tăng chỉ số đường huyết.
Dầu thực vật
Bổ sung chất béo từ thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè,....
Rau củ, thực phẩm nhiều chất xơ
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: rau củ, trái cây, gạo giã chưa kỹ,... giúp chống táo bón và hạ chỉ số cholesterol trong bữa ăn.
Tham khảo: Những thực phẩm người bệnh tiểu đường có thể thoải mái dùng
3
Lưu ý trong sinh hoạt với người bị tiểu đường
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
-
Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và đủ hàm lượng chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin, muối khoáng trong bữa ăn.
-
Duy trì mức cân nặng ổn định.
-
Tập thể dục mỗi ngày để tăng sức chịu đựng cho tim.
-
Kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi ăn để kịp thời điều chỉnh phương thuốc điều trị phù hợp.
-
Nên chế biến thức ăn theo những cách ít dùng hoặc không dùng chất béo như hấp, luộc, nướng,... hạn chế tối đa các món nhiều dầu mỡ như chiên, xào,...
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa. Thay vì ăn 2 bữa mỗi ngày, hãy chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa để tránh đường huyết tăng quá nhanh.
-
Ăn đúng giờ, đúng bữa theo chế độ ăn đã định ra.
-
Việc điều chỉnh chế độ ăn cần phải được diễn ra từ từ, mỗi ngày một ít. Không nên đột ngột chuyển đổi quá nhiều cơ cấu bữa ăn và lượng thức ăn.
Tiểu đường là
một bệnh mãn tính thường gặp ở những người lớn tuổi, thừa cân, ít vận động, biểu hiện của bệnh là
lượng đường trong máu cao hơn so với người khác.
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là
sự rối loạn bài tiết hoặc giảm tác dụng chuyển hóa insulin. Sự kết hợp của 2 nguyên nhân trên cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Trên cơ bản, bệnh tiểu đường có thể phân thành 3 loại khác nhau:
- Tuýp 1: Tiểu đường tuýp 1 có nguyên nhân gây ra là sự thiếu hụt insulin trong cơ thể. Loại bệnh này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh tiểu đường, thường gặp ở người trẻ và có thể trạng tương đối gầy.
- Tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất, chiếm gần 90% số người mắc bệnh, người bệnh thường là người thừa cân, ít vận động. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 không liên quan đến insulin mà chủ yếu là về chế độ ăn và lối sống.
- Tuýp khác: Các loại bệnh tiểu đường tuýp khác có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do mắc các bệnh về nội tiết, bệnh về tụy; đái tháo đường thai kỳ; sử dụng thuốc chứa
corticoid, lợi tiểu thải kali, chẹn beta,...
Tham khảo: Hướng dẫn lập chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 tự điều trị tại nhà
Vậy là Tip Hay đã trình bày trong những thông tin về các nguyên tắc và chế độ ăn phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường rồi. Mong rằng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai