Tip hay

Bị tiểu đường ăn mít được không? Nên ăn mít thế nào cho đúng?

Bị tiểu đường ăn mít được không? Nên ăn mít thế nào cho đúng?

Mít được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt và thơm. Nhiều người thắc mắc bị tiểu đường có ăn mít được không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Mít là loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và là món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng mít có vị ngọt, nhiều người băn khoăn rằng bị tiểu đường có ăn mít được không và mít có ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường huyết trong cơ thể. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết dưới đây nhé.

1 Giá trị dinh dưỡng của quả mít

Mít là một loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe của con người như vitaminchất chống oxy hóa. Trung bình trong 150g mít sẽ cung cấp cho cơ thể những chất sau:

Giá trị dinh dưỡng của quả mítGiá trị dinh dưỡng của quả mít

2 Người bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Câu trả lời là có. Mít chứa nhiều chất xơ, carbs, chất béo, vitamin C, protein, vitamin B6,.. có công dụng cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, phòng ngừa ung thư dạ dày, kháng viêm, phục hồi thể lực hiệu quả.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết (GI) và lượng đường huyết trung bình(GL) của mít nằm ở mức trung bình (GI của mít từ 50 - 60 và GL từ 13 - 18). So với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khác thì việc ăn mít sẽ không làm tăng nhanh chóng lượng được huyết trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn mít được không?Người bệnh tiểu đường ăn mít được không?

Tuy nhiên, thành phần chủ yếu có trong mít là carbs ở dạng đường tự nhiên, do đó nếu bạn ăn quá nhiều mít thì nhất định sẽ làm tăng lượng đường huyết. Đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường thì chỉ nên ăn khoảng 75g mít mỗi lần.

Ngoài ra, nếu bạn ăn mít hợp lý thì hàm lượng chất xơ và chất đạm sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra từ từ và kiểm soát được lượng đường trong máu. Đồng thời mít còn giúp no lâu và làm giảm các cơn thèm ăn, giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, chất chống oxy hóa flavonoid có trong mít còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các biến chứng bệnh tiểu đường.

3 Người bệnh tiểu đường nên ăn mít như thế nào?

Mít chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, tuy nhiên bạn cần phải ăn mít với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều mít để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu. Sau đây là các cách ăn mít cho người bệnh tiểu đường:

  • Hạn chế ăn mít chín: Mít chín sẽ có hàm lượng đường cao hơn so với mít già hoặc mít non. Do đó những bệnh nhân bị tiểu đường cần tránh ăn mít chín để không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong máu.
  • Ăn mít non sấy khô: Bạn có thể sử dụng mít non để thay thế cho mít chín hoặc các thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác như bún, phở. Đặc biệt, trong khẩu phần ăn khoảng 30g mít non sấy khô sẽ có thể tạo cảm giác no lâu, giúp bạn hạn chế được thói quen ăn vặt.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng: Nếu bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường và sử dụng thuốc điều trị thì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn mít để tránh gây đến tác dụng của thuốc.

Người bệnh tiểu đường nên ăn mít như thế nào?Người bệnh tiểu đường nên ăn mít như thế nào?

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn giải đáp thắc mắc người tiểu đường có ăn mít được không và nên ăn mít như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và cân nhắc lượng mít trong thực đơn phù hợp.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Từ khóa: Bị tiểu đường ăn mít được không? Nên ăn mít thế nào cho đúng?tiểu đường ăn mít được khôngbệnh tiểu đường ăn mít được khôngbị tiểu đường ăn mít được không