Tip hay

Bị thủy đậu có ngứa không? 7 cách giảm ngứa khi bị thủy đậu

Bị thủy đậu có ngứa không? 7 cách giảm ngứa khi bị thủy đậu

Có nhiều người thắc mắc rằng bị thủy đậu có ngứa không? Và đâu là cách giảm ngứa khi bị thủy đậu? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thủy đậu là một loại bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh thủy đậu thường mang đến cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy khi bị thủy đậu thì có ngứa không và cách giảm ngứa thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.

1 Biểu hiện ngứa của bệnh thủy đậu

Khi bị bệnh thủy đậu, trên da của bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng phát ban đỏ và ngứa ngáy. Các nốt ban này ban đầu xuất hiện từ thân mình, sau đó lan dần lên vùng cổ, mặt và tứ chi.

Trong khoảng 10 ngày tiếp theo, các mụn đỏ sẽ phát triển thành các mụn nước rồi vỡ ra rồi đóng thành vảy.

Các mụn nước của bệnh thủy đậu thường xuất hiện trên các bề mặt da của bệnh nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp mụn nước thủy đậu xuất hiện trên da đầu, quanh mắt, trong khoang miệng hoặc cả trên bộ phận sinh dục,... để lại cảm giác ngứa và khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có nguy cơ để lại sẹo, áp xe dưới da, viêm mô hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân là do khi có biểu hiện ngứa, các bệnh nhân dùng tay gãi khiến các nốt phỏng vỡ ra, dẫn tới nhiễm trùng.

Biểu hiện ngứa của bệnh thủy đậuBiểu hiện ngứa của bệnh thủy đậu

2 Bị thủy đậu bao lâu thì hết ngứa?

Trong giai từ 24 - 48 giờ đầu, bệnh nhân thường có các biểu hiện nóng sốt, nhức đầu, không muốn ăn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phát ban trên bề mặt da, máu hồng và có thể cảm thấy ngứa ngáy.

Khi bệnh đã đến giai đoạn toàn phát, lúc này bệnh nhân thường sẽ sốt cao và bắt đầu xuất hiện nhiều ban phỏng nước. Lúc đầu chỉ là những nốt đỏ nhỏ trên da, trong vòng vài giờ sẽ phát triển thành những nốt to, xung quanh ửng đỏ và bên trong có chứa dịch trong. Thời gian ban mọc trung bình kéo dài từ 5 -7 ngày và khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa và khó chịu. Trong giai đoạn này, người bệnh thường dùng tay gãi khiến cho các ban phỏng nước này vỡ ra, để lại vết loét nông, sau đó khô và đóng thành vảy.

Sau đó, bệnh thủy đậu sẽ chuyển đến giai đoạn hồi phục. Lúc này, các vảy sẽ bong tróc và bệnh nhân sẽ được hồi phục. Tuy nhiên, sẽ không thể khẳng định được bệnh thủy đậu mấy ngày sẽ hết ngứa vì điều này còn liên quan đến cách bệnh nhân chăm sóc các vết thương khi bị bệnh.

Bị thủy đậu bao lâu thì hết ngứa?Bị thủy đậu bao lâu thì hết ngứa?

3 Những cách giảm ngứa khi bị thủy đậu

Sử dụng kem dưỡng da calamine

Với thành phần có chứa oxit kẽm, kem dưỡng da calamine giúp giảm các cơn ngứa do bệnh thủy đậu rất hiệu quả. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng ngón tay hoặc tăm bông sạch thoa đều một ít kem dưỡng này lên vùng da đang bị ngứa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng loại kem dưỡng này cho vùng da xung quanh mắt nhé!

Sử dụng kem dưỡng da calamineSử dụng kem dưỡng da calamine

Ngậm kẹo không đường

Khi trẻ em bị thủy đậu, bạn có thể cho trẻ ngậm một vài viên kẹo không đường. Cách này rất hiệu quả trong việc làm dịu các vết loét do bệnh thủy đậu ở trong miệng, đồng thời giảm đau rát và ngứa ngáy.

Ngậm kẹo không đườngNgậm kẹo không đường

Tắm với bột yến mạch

Tắm với bột yến mạch sẽ giúp cho người đang bệnh thủy đậu làm dịu những cơn ngứa hiệu quả. Đồng thời, vệ sinh cơ thể bằng cách này còn giúp ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng da khác.

Tắm với bột yến mạchTắm với bột yến mạch

Mang bao tay

Khi bị bệnh thủy đậu, những cơn ngứa ngáy, khó chịu sẽ khiến chúng ta không thể ngăn việc dùng ta gãi. Việc này không những không làm dịu đi những cơn ngứa mà còn khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn vì nguy cơ bị bội nhiễm ở da.

Do đó, khi bị bệnh thủy đậu, bạn nên mang bao tay để tránh ảnh hưởng đến các vùng da đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt móng tay để giảm nguy cơ làm trầy xước các vết thương.

Mang bao tayMang bao tay

Tắm với baking soda

Khi mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân có thể cho một cốc baking soda vào bồn nước ấm và ngâm mình trong đó từ 15 - 20 phút. Sau đó tắm rửa sạch sẽ như bình thường. Cách này sẽ khiến cho những cơn ngứa của bạn được dịu đi nhanh chóng.

Tắm với baking sodaTắm với baking soda

Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có khả năng sát trùng và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giúp cho bệnh nhân làm giảm những cơn ngứa ngáy do thủy đậu.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt từ 2 - 3 túi trà hoa cúc trong bồn nước ấm và ngâm mình trong đó. Sau đó, bạn tắm lại bằng nước sạch và massage toàn thân.

Sử dụng trà hoa cúcSử dụng trà hoa cúc

Thuốc giảm đau

Nếu tình trạng bệnh thủy đậu của bạn chuyển biến nặng, gây ra những cơn ngứa ngáy, đau đớn và sốt liên tục tăng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc này cần có sự tư vấn thêm của bác sĩ.

Thuốc giảm đauThuốc giảm đau

Thông qua bài viết này, Tip Hay đã cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến bệnh thủy đậu. Hy vọng những bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!

Nguồn: Vinmec.com

Từ khóa: Bị thủy đậu có ngứa không? 7 cách giảm ngứa khi bị thủy đậuKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh